ĐÁNH GIÁ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA MỤC TIÊU QUY HOẠCH VÀ MỤC TIÊU MÔ

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030, TẨM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 150 - 151)

1. Mục tiêu môi trường vùng Huyện Tân Phú:

- Phát triển dải ven sông Đồng Nai theo hướng bền vững, hài hòa các yếu tố phát triển

kinh tế, du lịch, bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, chất lượng cuộc sống được cải thiện.

- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thối và sự cố mơi trường do hoạt

động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng,

phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn

và tơn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

- Giữ vững và củng cố môi trường cảnh quan của các vùng sinh thái đặc thù trong huyện nhất là rừng Quốc gia Nam Cát Tiên, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng. Bảo vệ tài nguyên, các hệ sinh thái ven sông.

- Quản lý tốt môi trường cơng nghiệp ngăn ngừa ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm đất và

nước ở KCN và các khu chăn nuôi tập trung, các khu đô thị, các địa bàn phát triển du lịch.

- Đến năm 2020, thu gom và xử lý 90-95% rác thải sinh hoạt ở đô thị và 80% rác thải

sinh hoạt ở nông thôn, 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế; thu gom và xử lý 100% nước thải khu vực đô thị.

II. ĐÁNH GIÁ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA MỤC TIÊU QUY HOẠCH VÀ MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG TIÊU MÔI TRƯỜNG

- Đánh giá sự thống nhất giữa mục tiêu và định hướng trong qui hoạch và các quan

điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng hướng tới sự phát triển bền vững. Các mục tiêu môi trường được quan tâm chia thành 3 nhóm:

+ Các vấn đề về ô nhiễm môi trường: Bảo vệ môi trường nước mặt, nước ngầm, bảo

vệ môi trường đất, Cải thiện chất lượng khơng khí, cải thiện cơng tác quản lý chất thải rắn.

+ Các vấn đề về môi trường tự nhiên: Bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn nông nghiệp, bảo

vệ cảnh quan và các vấn đề ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.

+ Các mặt xã hội và văn hóa: Giải quyết các vấn đề về tái định cư, vấn đề lao động

việc làm, bảo tồn các di sản văn hóa, các cơng trình kiến trúc lịch sử, nâng cao chất lượng cuộc sống; cải thiện, nâng cao sức khỏe sức khỏe cộng đồng.

- Đánh giá tác động đến môi trường của quy hoạch vùng Huyện Tân Phú xác định:

Quy hoạch vùng Huyện Tân Phú xác định các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, dân số và lao động, định hướng phát triển các ngành. Việc đánh giá các mục tiêu, quan

Quy hoạch xây dựng vùng Huyện Tân Phú - Tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam – BXD 141

điểm phát triển vùng tỉnh Huyện Tân Phú được thực hiện trên cơ sở nhận dạng các tác động mơi trường của q trình phát triển đơ thị:

Bảng 38. Nhận dạng các nguồn tác động môi trường.

Các định hướng phát triển ngành Các tác động môi trường liên quan

Gia tăng dân số đơ thị và hình thành đơ thị mới.

Gây ra áp lực đối với hệ thống hạ tầng đô thị, gây áp lực về nhà ở và VSMT.

Gia tăng phương tiện giao thơng. Ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn, đặc biệt dọc các đường quốc lộ, đường vành đai.

Chuyển đổi diện tích cây xanh, mặt nước, sử dụng hệ thống giao thông cá nhân, sản xuất công nghiệp trong đơ thị.

Suy thối chất lượng khơng khí đơ thị, gây ùn tắc giao thông đô thị.

Khai thác tài nguyên đất đô thị triệt để. Thu hẹp diện tích cây xanh, mặt nước đô thị, chiếm dụng đất nông nghiệp.

Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Phát sinh các loại chất thải rắn, nước thải, khí thải.

Khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động du lịch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Gây suy thoái rừng, suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên.

Các tác động thứ cấp của chất thải, sự khai thác tài nguyên nước.

Suy thoái và ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Mức độ ô nhiễm nước sông tăng nếu nước thải không xử lý hiệu quả.

Các tác động thứ cấp từ ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật.

Suy giảm nguồn lợi thủy sản, giảm năng suất sinh thái.

Các tác động thứ cấp của suy thối rừng đầu nguồn, chuyển đổi mục đích. SDĐ

Suy thoái và suy giảm đất canh tác.

Phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp.

Gia tăng lượng phân bón hố học ở vùng thâm canh, chuyên canh nông nghiệp.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030, TẨM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 150 - 151)