PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030, TẨM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 38 - 40)

THÔN

1.Thực trạng phát triển đô thị

- Thị trấn Tân Phú là đô thị duy nhất thuộc huyện, được xác định là đô thị loại IV với diện tích hành chính 809,39ha chiếm 1,04% diện tích tự nhiên toàn huyện. Là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội của huyện miền núi nên tốc độ đô thị hóa hơi chậm so với các đô thị thuộc huyện khác trong tỉnh.

- Thị trấn Tân phú được lập Quy hoạch chung từ năm 1992. Đến năm 2008 thị trấn điều chỉnh quy hoạch chung và được UBND Tỉnh Đồng Nai phê duyệt theo quyết định số 3161/QĐ-UBND ngày 29/09/2008. Qua hơn 10 năm quản lý, phát triển và xây dựng, diện mạo thị trấn đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, thị trấn đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công

công trình công cộng, cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

- Dân số thành thị (thị trấn Tân Phú) là 22.480 người, chiếm 14,5% tổng dân số

huyện, bình quân khoảng 124,5m2/người.

- Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng

xã hội như: giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước sạch, … được quan tâm đầu tư, nâng cấp ngày càng hoàn thiện.

2.Thực trạng phát triển nông thôn

2.1.Hiện trạng phát triển dân cư nông thôn:

- Dân số nông thôn (các xã còn lại) là 144.290 người, chiếm 85,5% tổng dân số huyện, diện tích đất ở nông thôn toàn huyện năm 2017 khoảng 977,2 ha (theo số liệu thống kê phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện cung cấp), bình quân khoảng 67,71m2/người.

- Các khu dân cư nông thôn phân bố không đều, tập trung chủ yếu hai bên đường giao

thông, tập trung tại các xã có điều kiện phát triển kinh tế như Phú Xuân, Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Bình. Đặc biệt ở khu vực xã Phú Lâm hiện có dân cư tập trung với

mật độ rất cao, nhất là khu vực chợ Phương Lâm (trên 2.300 người/km2) và có điều

kiện phát triển thành đô thị loại V trong tương lai.

- Các xã trong Huyện vẫn chưa được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng xã hội nên các khu

dân cư vẫn chưa phát triển đồng đều. Trong giai đoạn 2011-2016, các xã được đầu tư xây dựng theo chương trình nông thôn mới, trong đó xã Phú Lập, Phú Lâm được định hướng phát triển thành đô thị cụm xã (thị tứ).

- Hệ thống các trung tâm cụm xã cũng đã được hình thành nhưng nhìn chung cơ sở hạ

tầng còn hạn chế. Trình độ dân trí, tập quán canh tác, thu nhập giữa các khu vực dân cư nông thôn và giữa người dân tộc tại chỗ với người di cư còn có khoảng cách.

- Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, kinh tế chủ yếu phát triền nông

Quy hoạch xây dựng vùng Huyện Tân Phú - Tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam – BXD 29

2.2.Hình thái dân cư nông thôn

- Điểm dân cư thị tứ: thị tứ hình thành tại trung tâm cụm xã, trung tâm xã. Hình thái

tổ chức không gian có xu hướng phát triển dọc theo hai bên trục giao thông chính (theo trục quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện,..). Mô hình ở thường kết hợp giữa nhà ở liên kế và cửa hàng dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ. Hoạt động kinh tế của các hộ gia đình phổ biến là vừa làm dịch vụ vừa sản xuất nông nghiệp. Chiều sâu điểm dân cư thường không lớn, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện địa hình; chủ yếu là 1 lớp nhà dọc theo trục đường.

- Điểm dân cư nông thôn: Mỗi điểm dân cư nông thôn thường có quy mô từ 200-500

hộ. Gồm các mô hình nằm dọc tuyến đường giao thông, điểm dân cư gắn liền với đất sản xuất (trồng cây ăn trái), điểm dân cư truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với các xã có địa bàn rộng, khoảng cách giữa các điểm dân cư tương đối lớn thì mối liên hệ giữa các điểm dân cư với nhau và với trung tâm xã tương đối khó khăn.

+ Điểm dân cư nằm dọc các trục đường giao thông.

+ Điểm dân cư với mô hình ở gắn liền với sản xuất: quy mô dân số nhỏ chỉ khoảng

20 - 50 hộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điểm dân cư sản xuất vườn rừng: quy mô khoảng 10 - 20 hộ.

+ Điểm dân cư canh tác cây công nghiệp và chăn nuôi tập trung: theo dạng tuyến

điểm, bám dọc đường giao thông. Quy mô khoảng 50 - 70hộ/điểm. Các công trình hạ tầng xã hội tương đối đầy đủ.

2.3.Thực trạng xây dựng nông thôn mới

- Tính đến 7 năm 2018, toàn huyện hiện đã có 14/17 xã đạt chuẩn nông thôn, đạt 82,4%.

- Trong năm 2017, huyện có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Trà Cổ, Phú

Bình, Phú Trung tại Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 26/01/2018; và đến tháng 5/2018 thêm xã Phú Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới theo Quyết định số 1767/QĐ- UBND ngày 24/5/2018; Các xã: Phú Sơn đạt 16/19 tiêu chí (đang tổ chức khắc phục các tiêu chí chưa đạt để trình hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong tháng 3/2018), Thanh Sơn đạt 16/19 tiêu chí, 49/53 chỉ tiêu; Tà Lài đạt 13/19 tiêu chí, 46/53 chỉ tiêu; Phú An đạt 12/19 tiêu chí, 44/53 chỉ tiêu. Căn cứ thực hiện theo Quyết định số 4309/QĐ-UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh về điều chỉnh một số chỉ tiêu (tiêu chí) trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Đồng Nai: xã Phú Thịnh đạt 8/19 tiêu chí, 33/47 chỉ tiêu; Nam Cát Tiên đạt 13/19 tiêu chí, 38/47 chỉ tiêu; Phú Xuân đạt 10/19 tiêu chí, 37/47 chỉ tiêu; Phú Thanh đạt 11/19 tiêu chí, 36/47 chỉ tiêu; Phú Lập đạt 8/19 tiêu chí, 31/47 chỉ tiêu; Phú Lộc đạt 10/19 tiêu chí, 34/47 chỉ tiêu; Phú Điền đạt 7/19 tiêu chí, 31/47 chỉ tiêu; Đắc Lua đạt 6/19 tiêu chí, 20/47 chỉ tiêu; Phú Lâm đạt 8/19 tiêu chí, 32/47 chỉ tiêu; Núi Tượng đạt 8/19 tiêu chí, 31/47 chỉ tiêu. Dự kiến trong năm 2018 huyện hoàn thành thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Phú Sơn, Thanh Sơn, Tà Lài và Phú An), nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn 17/17 xã, đạt 100% số xã.

- Căn cứ thực hiện theo quyết định 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới: Toàn huyện đạt được 7/9 tiêu chí, 12/14 chỉ tiêu; còn 2 tiêu chí chưa đạt gồm:

Quy hoạch xây dựng vùng Huyện Tân Phú - Tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

+ Tiêu chí 2 - Giao thông (chỉ tiêu 2.2. Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy

hoạch: đạt 66,82% với 79,74/119,34 km).

+ Tiêu chí 5 - Y tế - Văn hoá - Giáo dục (chỉ tiêu 5.3. Tỷ lệ trường Trung học phổ

thông đạt chuẩn: đạt 25% với ¼ trường). Còn 3 trường chưa đạt (Trường THPT Đoàn Kết đã được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia).

- Dự kiến trong năm 2018 huyện Tân Phú sẽ hoàn thành chương trình xây dựng nông

thôn mới.

- Bộ mặt nông thôn thay đổi, kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống nhân dân nâng

cao. Nhiều cơ chế, chính sách thực hiện hiệu quả như cơ chế hỗ trợ đường giao thông nông thôn theo phương thức "nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ vật tư”; huy động các nguồn lực và tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để xây dựng NTM; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,… Vì vậy đã huy động được nguồn lực khá lớn cho xây dựng NTM trong đó phần lớn là là nguồn lực trong nhân dân (vốn dân, các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã đóng góp và vốn dân vay phát triển sản xuất).

3. Đánh giá chung 3.1. Điểm mạnh

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình công nghiệp, các công trình văn hoá,

giáo dục, thương mại - dịch vụ công cộng đang dần được đầu tư tạo động lực cho đô thị phát triển.

- Đã hình thành các điểm dân cư tập trung phát triển kinh tế và các trung tâm xã.

- Đã triển khai quy hoạch xây dựng các xã theo mô hình nông thôn mới.

3.2. Điểm yếu

- Còn một bộ phận lớn dân cư nông thôn sống rải rác phân tán trong nội đồng gây khó

khăn cho việc hình thành vùng chuyên canh, chuyên môn hóa trong sản xuất và hưởng các hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, công tác quản lý đô thị và nông thôn còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030, TẨM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 38 - 40)