Tình hình nghiên cứu đề tà

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 28)

Nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất nơng nghiệp có nhiều tác giả đã đưa ra các quan điểm cũng như những giải pháp nhằm phát triển và bão vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, điển hình như:

Nghiên cứu cùa Đinh Phượng Quỳnh, 2011, Luận văn Thạc sĩ: Pháp luật về bảo vệ môi trường ớ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Khoa Luật chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp đặt ra vấn đề hiện nay trong việc điều chinh pháp luật bảo vệ môi trường, đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, quy định về quản lý chất thải, việc ban hành các văn bàn cụ thể hóa

quá trình cơng khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường...;

Nghiên cứu của Nguyễn Danh Kiên, 2012, Luận văn Thạc sĩ: Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam, Khoa Luật chuyên ngành Luật Kinh tế nghiên cứu và đánh giá thực trạng về pháp luật sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện Nay, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp;

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Đồng, 2018, Luận văn Thạc sĩ: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua thực tiễn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Quảng Bình, Đại học Huế, Trường Đại học Luật chuyên ngành Luật kinh tế nghiên cứu, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương, từ đó

định hướng, đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật vê đánh giá tác động mơi trường, kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và xử lý vi phạm về ơ nhiễm mơi trường, đưa ra 7 nhóm giài pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường;

Nghiên cứu của PGS.TS Đào Châu Chu, một số vấn đề cơ bản về đánh giá chất lượng đất và môi trường đất nông nghiệp - Hội Khoa học đất Việt Nam đưa ra vấn đề cơ bản đánh giá chất lượng đất và môi trường đất nông nghiệp;

Nghiên cứu của Đỗ Thị Đức Hạnh, Nguyễn Đinh Mạnh, 2011, Chính sách bảo vệ mơi trường đất và các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm đất - Ảnh hưởng của sừ dụng đất đến môi trường đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 3: 378- 383, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trên cơ sở khảo sát đánh giá chất thải từ khu vực ven các khu đô thị, khu vực sản xuất nông nghiệp, các làng nghề đưa ra nhận định về nguồn gây ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp;

Báo cáo tổng hợp các vấn đề lồng ghép đất đai và môi trường, 2007, Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển tăng cường quản lý đất đai và môi trường 2007, Hà Nội tháng 3/2007 đưa ra quan niệm về lồng ghép đất đai và môi trường là việc lồng ghép các yếu càu bảo vệ môi trường vào các quyết định liên quan đến đất đai, nhàm đưa hoạch định chính sách về môi trường vào các lĩnh vực sinh hoạt của đời sống xã hội từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, từ đó góp phần bảo đảm phát triến bền vững, tiết kiệm chi phí bảo vệ môi trường...;

Bài viết: Nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tháng 03/2018, thoibaonongnghiep.vn tống hợp các nghiên cứu của tác tổ chức có uy tín về thực trạng gây ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp, từ đó đưa ra quan điểm: Đầu tư vào việc ngăn chặn và kiểm sốt ơ nhiễm là quan trọng

nhằm đảm bảo ràng lợi ích thu được từ phát triến trong nông nghiệp là bền vững; phương thức để khu vực cơng có thể cải thiện vấn đề này và hướng nguồn lực tới các ưu tiên xử lý ô nhiễm; bắt buộc và tạo động lực cho nơng dân có quy mơ sản xuất và năng lực khác nhau sản xuất theo các cách hiệu quả hơn; hồ trợ đổi mới sáng tạo và học hỏi để kiểm soát được thách thức ô nhiễm và cấu trúc lại khu vực nông nghiệp để tăng trưởng bền vững hơn;

TS. Đỗ Anh Tuấn và GV Hoàng Thị Thanh Xuân về Thực trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông, thủy hải sản và một vài kiến nghị, Tạp chí Cảnh sát nhân dân số 11/2012 đưa ra đánh giá tác động từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp như lạm dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch, quản lý việc chơn lấp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật chưa đảm bào... là những nguyên nhân chính đẫn đến ơ nhiễm mơi trường;

Nhóm tác giả ThS. Nguyễn Đình Đáp, ThS. Bùi Phương Thảo, ThS. Nguyễn Thị Nhung nghên cứu: Tiếp cận quyền trong bảo vệ mơi trường, Tạp chí Mơi trường số 7/2013 đưa ra Lý luận về quyền con người với môi trường, kinh nghiệm của quốc tế từ việc tiếp cận quyền con người trong bảo vệ mơi trường từ đó đề xuất quyền con người trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng sống của con người, trở thành trung tâm trong việc ban hành các chính sách, pháp luật;

Luận văn tiến sĩ của Lê Thị Thanh Hà về: Vai trị của nhà nước đối với việc bảo vệ mơi trường trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 2012 nghiên cứu, đánh giá kết quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn tác động đến mơi trường, vai trị bảo vệ mơi trường của Nhà nước trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đó, những mâu thuẫn nảy sinh và đưa ra 04 nhóm giãi pháp khắc phục:

Tiêp tục hồn thiện hệ thơng văn bản pháp luật bảo vệ môi trường trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; tiếp tục hồn thiện bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp và xây dựng đội ngũ cán bộ bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu mới; đấy mạnh xã hội hóa, phát triển dịch vụ công trong việc bảo vệ môi trường và tăng cường giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân; đẩy mạnh đầu tư cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường của quốc gia.

Bài viết của Ths. Nguyễn Trần Điện, Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, http://www.lapphap.vn, 2012 đưa ra 9 nhóm hành động vi phạm pháp luật bảo vệ mơi trường; những bất cập trong thực thi pháp luật bảo vệ mơi trường, từ đó đưa ra 04 giải pháp khắc phục gồm: Xây dựng pháp luật về môi trường ở Việt Nam cần xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; xã hội hóa các hoạt động thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường; tăng nguồn chi cho sự nghiệp bảo vệ mơi trường.

Trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn pháp luật về bảo vệ môi trường và đất nơng nghiệp, các cơng trình trên đã giới thiệu, phân tích, đánh giá những khía cạnh, lĩnh vực của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật về đất nông nghiệp, vấn đề bào vệ môi trường trong sàn xuất nơng nghiệp, chưa có cơng trình đề cập đến lĩnh vực pháp luật bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp. Đề tài “Bảo vệ môi trường trong sừ dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam” sẽ tiếp thu, kế thừa nhũng quan điểm của các cơng trình đã nghiên cứu, mặt khác sẽ phân tích cụ thể việc áp dụng pháp luật và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần đổi mới, hồn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)