Trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 84 - 87)

7. Cấu trúc cũa luận văn

2.2.4.2. Trách nhiệm hành chính

Được thực hiện với hai nhóm đối tượng:

Nhóm tổ chức,cánhân vi phạm phápluật mơi trường:

Trách nhiệm hành chính trong xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được xác định được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (được thay thế bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP) với hai hình thức là cảnh cáo và phạt tiền. Trong đó thay vì quy định mức xử phạt thấp nhất và mức xử phạt cao nhất, Nghị định quy định mức tối đa trên nguyên tắc xử phạt tập thể cao hơn cá nhân, cụ thề: “Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức”.

Đối với vi phạm quy định về bào vệ môi trường đất, Nghị định đưa ra sáu mức phạt, trong đó quy định năm mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến

150.000.000 đồng tương ứng với các hành vi vi phạm cụ thể. So với các quy định trước đây, Nghị định đã tăng mức phạt xử phạt vi phạm hành chính phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Với mức phạt cao hơn sẽ khiến các chủ thể liên quan phải cân nhắc các hành động thích hợp, tính tốn các chi phí phát sinh nếu gây ra các hành vi bất lợi với môi trường, từ đó giảm thiểu vi phạm. Nhất là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cho lợi nhuận thấp, chủ yếu kinh doanh với quy mơ nhỏ lẻ thì mức phạt này là khá cao, đủ mang tính răn đe cho những hành vi vi phạm.

Vi phạm trong thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ cũng được quy định với hai hình thức là phạt cảnh cáo đối với người có hành vi thải bỏ khơng đúng quy định; phạt tiền đối với cơ sở sản xuất, xử lý sân phẩm thải bở vi phạm với mức phạt từ 500.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Ngoài ra cũng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.

Hành vi vi phạm quy định bảo vệ môi trường trong khu nuôi trồng thủy sản được quy định với năm mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; buộc tháo dỡ công trình ni trồng thủy sản, buộc phục hồi mơi trường do hành vi vi phạm là biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi này gây ra.

Như vậy, đôi với vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp, chủ thể vi phạm bị điều chỉnh bởi ba điều khoản về vi phạm trong sử dụng đất, vi phạm trong khu nuôi trồng thủy sản và vi phạm trong thu gom, xừ lý chất thải từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp.

Nhóm vi phạm là cánhộ, công chức,viênchức, nhân sự phụ trách công tácbảo vệ môitrường:

Là các hình thức xử phạt dành cho đối tượng là người đứng đầu cơ quan, tố chức, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý môi trường. Bao gồm trách nhiệm kỷ luật được áp dụng cho các đối tượng trên khi có một hoặc một số hành động “.. .lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm...”, những hành động này phải là hành động “để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường”.

Pháp luật bảo vệ môi trường không nêu rõ hình thức xử lý kỷ luật cụ thế dành cho các vi phạm của cán bộ, công chức trong lĩnh vực mơi trường. Mà các hình thức này được thực hiện theo Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức hiện hành. Cụ thể tại Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức quy định hình thức xử lý kỷ luật đối với cơng chức với sáu hình thức kỷ luật, trong đó, hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng cho công chức không giữ chức vụ lãnh đạo.

Đối với viên chức thực hiện theo Điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Nghị định cũng chia thành hai nhóm chịu trách nhiệm là nhóm “Viên chức khơng giữ chức vụ quản lý” với 03 hình thức kỷ luật; nhóm “Viên

chức quản lý” với 04 hình thức kỷ luật, bơ sung 01 hình thức kỷ luật là cách chức.

Ngồi ra, các hành vi vi phạm của cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý mơi trường cịn được viện dẫn tại Nghị định 34/2011/NĐ- CP về hành vi công chức sẽ bị xử lý kỷ luật, mà với từng hành vi vi phạm tương ứng với hình thức xử lý nhất định.

Có thề thấy rằng, đối với xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ mơi trường, hình thức xử phạt đối với cán bộ, công chức, viên chức mặc dù không được quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường nhung lại được viện dần cụ thể tại các văn băn pháp luật khác liên quan với khung hình phạt cả về vật chất và lợi ích tinh thần. Đối với các tố chức, cá nhân nói chung, tổ chức, cá nhân sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng, các hình thức xử phạt vi phạm sử dụng cơng cụ vật chất với mức phạt ngày càng tãng nặng, làm điểm nhấn hạn chế vi phạm.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)