Xử lý vi phạm pháp luật môi trườngtrong sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 80 - 82)

7. Cấu trúc cũa luận văn

2.2.4. Xử lý vi phạm pháp luật môi trườngtrong sử dụng đất nông nghiệp

chất thải rắn sinh hoạt và nước thải:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Trong hoạt động nông nghiệp, chất thải rắn chủ yếu là các bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón - loại chất thải phải được lưu giữ, thu gom và tái chế riêng. Nên sau khi sử

dụng, các hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện thu gom, lưu giữ riêng và chuyển giao đến cơ sở, tổ chức thu gom chất thải để xử lý theo quy định.

- Nước thải cũng phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

2.2.4. Xử lý vi phạm pháp luật môi trườngtrong sửdụng đất nôngnghiệp nghiệp

Các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, vi phạm pháp luật trong sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng mang đặc thù riêng mà tác hại

của hành vi vi phạm này mang tính lan tỏa, khơng thê hiện ngay, trực tiêp mà nó tích tụ và ảnh hưởng đến nhiều người.

về xử lý vi phạm pháp luật môi trường, so sánh với Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã khơng quy định cụ thế hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Thay vào đó Luật đề cập trực tiếp tới hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, Luật cũng đề cập trực tiếp đến hành vi gây thiệt hại thay vì quy định “nếu gây thiệt hại” như tại bản Luật trước. Quy định này thể hiện tính răn đe cao hơn, đồng thời cho thấy quan điểm rõ ràng hơn về các hành vi vi phạm chắc chắn gây ra thiệt hại cho môi trường, không thể gây ô nhiễm, để xảy ra sự cổ môi trường mà không để lại thiệt hại cho môi trường xung quanh được.

Luật Bảo vệ mơi trường 2020 quy định ba nhóm thay vì hai nhóm đối tượng chịu tác động bởi hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường là nhà nước, tổ chức và cá nhân, Luật xác định nhà nước cũng bị ảnh hưởng bởi những thiệt hại từ môi trường. Bổ sung đối tượng chịu xử lý vi phạm pháp luật môi trường là “nhân sự phụ trách về bào vệ môi trường”. Quy định cụ thể hoạt động bao che cho tổ chức, cá nhân thay vì quy định là bao che cho người vi phạm như Luật Bảo vệ môi trường 2014 tránh gây hiểu nhầm là chỉ xử lý hành vi bao che cho cá nhân mới bị xử lý vi phạm. Bổ sung hình phạt xử phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng xác định 02 nhóm chủ thể bị xừ lý vi phạm gồm:

Nhóm 7, là tồ chức và cá nhân. Trong nhóm này, các chù thể sẽ bị xử lý vi phạm khi thực hiện 04 loại hành vi: Có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường, gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân khác.

Nhóm 2, là cá nhân gôm người đứng đâu cơ quan, tô chức; cán bộ, công chức, viên chức, nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường. Đây là những cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức có thấm quyền. Hành vi vi phạm của chủ thể này được Luật phân định ra hành vi trực tiếp và hành vi gián tiếp tác động tiêu cực tới môi trường:

- Hành vi trực tiếp: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân

- Hành vi gián tiếp: Bao che cho người vi phạm pháp luật môi trường; thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường.

Đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ mơi trường, có ba hình thức xừ lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, gồm trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)