Đánh giá pháp luật bảo vệ môi trườngtrong sử dụng đất nông nghiệpờViệt Nam

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 88 - 97)

7. Cấu trúc cũa luận văn

2.3. Đánh giá pháp luật bảo vệ môi trườngtrong sử dụng đất nông nghiệpờViệt Nam

2.3.1. Ưu điểm

Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường trong sừ dụng đất nông nghiệp ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các mối quan hệ bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nói chung, đất nơng nghiệp nói riêng. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bào vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ

cơ bản của môi tô chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường đất trong sản xuất nông nghiệp.

Với việc ra đời Luật Bảo vệ môi trường 1993, tạo cơ sớ pháp lý cho việc tổ chức thực hiện thống nhất công tác bào vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản về bảo vệ môi trường đất, môi trường đất nông nghiệp đã được định nghĩa, làm cơ sở cho việc vận

dụng vào hoạt động quản lý môi trường đất. Trong đó, bảo vệ mơi trường đất nơng nghiệp được hiểu là những hoạt động giữ cho môi trường đất sạch, cân

bằng các vi - khống chất cần thiết, cải thiện mơi trường đất, ngăn chặn và khắc phục hậu quả tiêu cực do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường đất, khai thác, sử dụng họp lý và tiết kiệm tài nguyên đất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, các khái niệm về

thành phần môi trường, chất thải, chất gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường, suy thối mơi trường, sự cố môi trường, tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động

môi trường đất cũng được quy định trong Luật. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước, tồ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường đất nơng nghiệp được pháp luật đề cập cụ thể.

Ngồi văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp việc bảo vệ môi trường như Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, văn bản xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, Nhà nước cũng ban hành văn băn pháp luật chung và chuyên ngành khác quy định

nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan như: Luật Bảo vệ môi trường và phát triển rừng (2004), Luật Lâm nghiệp, Luật Thuế tài nguyên (2009), Luật Đất đai (2013), Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (2013)... Nhũng văn bản pháp luật này quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong q trình ni trồng, khai thác và sản xuất nông nghiệp trên

đất; chế độ pháp lý trong việc khai thác, sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế nơng nghiệp bền vững.

Nhìn chung, cho đến nay hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta đã phát triển cả nội dung và hình thức. Hệ thống các tiêu chuẩn của môi trường đất cũng đã được ban hành làm

cơ sở cho việc kiểm soát, đánh giá tác động môi trường đất nông nghiệp. Các văn bân pháp luật được ban hành bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động

quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đất nông nghiệp, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và quần chúng nhân dân đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nơng nghiệp.

2.3.2. Hạnchế

Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đất nông nghiệp còn nhiều bất cập và hạn chế trước yêu cầu của phát

triển bền vững:

Mộtlà, chưa có sự gắn kết chặt chẽ các quy định về phát triển kinh tế nông nghiệp với các quy định về bảo vệ môi trường đất. Yeu tố bảo vệ môi trường đất nông nghiệp chưa thực sự được coi trọng trong quá trình xây dựng và ban hành luật. Các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển kinh tế nơng nghiệp chưa tính đến chi phí mơi trường trong sử dụng đất nơng nghiệp.

Hưi là, pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đất quy định chung chung, khó áp dụng. Mặc dù, các quy định về bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây ô nhiễm môi trường đất đã được đề

cập nhưng các quy định này chỉ dừng lại ở mức độ chung chung. Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lại môi trường và bồi thường thiệt hại chỉ được quy định trong văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Cịn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm mơi trường mới chì dừng lại ở quy định chung chung, mang tính nguyên tắc, đến nay vẫn chưa

được quy định cụ thê, hướng dân thực hiện. Ngay trong các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường đất, đến nay cũng chưa có quy định nào hướng dẫn về các phương pháp xác định thiệt hại, xác định mức bồi thường.

Thiếu các quy định cụ thể, thống nhất về cơ chế giải quyết tranh chấp ngồi tịa án như: quy định về quy trình, trình tự, vai trị các bên tham gia thương lượng, hòa giải. Trường hợp vụ Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải và gây thiệt hại về tài sản cho khoảng 6.000 hộ dân sau một thời gian dài đã được Tòa án nhân dân huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thụ lý, nhưng sau đó lại được kết thúc bằng con đường hịa giải vì khơng xác định được chủ thể có quyền khởi kiện; khó xác định thiệt hại môi trường, trong chứng minh mối quan hệ giữa hành vi và thiệt hại.

Ba là, mức phạt xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất nơng nghiệp chưa phù hợp, cịn thấp so với thu nhập của các tố chức, hộ gia đình, cá nhân từ hoạt động sử dụng đất nơng nghiệp. Ví dụ, tháng 12/2020 Công an Tây Ninh phát hiện cơ sở chăn nuôi heo quy mô 4.500 con heo thịt/lứa xả nước thải vệ sinh chuồng trại từ ham biogas không qua hệ thống xử lý bên trong khuôn viên cơ sở theo đường ống nhựa đường kính 140 mm, dài khoảng 10 mét) chảy ra mương đất dài khoảng 300 mét dần ra suối cống Hợp[26]. Với hành vi này, bị phạt tối đa 200 triệu đồng, tuy nhiên với quy mô 4.500 và giá thịt hơi trên thị trường trung bình là 130.000đ/kg chủ cơ sở thu

về khoảng 26 tỷ đồng chưa trừ chi phí. Như vậy, với mức phạt này chưa đủ tính răn đe để cơ sờ chăn ni thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bon là, quy định về quyền và trách bảo vệ môi trường đất, Luật Bảo vệ mơi trường 2014 cịn quy định cho một chủ thế khác có trách nhiệm bảo vệ mơi trường đất, đó là chủ thể là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện các yêu cầu cùa đại diện cộng đồng dân cư theo quy định. Tuy

nhiên, nhóm chủ thê này mới chỉ được quy định thành một khoản trong điêu 146 của Luật quy định về quyền và trách nhiệm cùa cộng đồng dân cư, chưa được quy định thành một điều khoăn riêng, nên trách nhiệm trong bảo vệ môi trường đất của nhóm chủ thể này chưa được quy định rõ ràng.

Nămlà, quy định về chất thải mới chỉ đề cập đến chất thải từ thuốc bảo vệ thực vật và bao bì chưa hóa chất và chất thải trong chăn nuôi, chưa đề cập đến chất thải trong quá trình sử dụng phân bón. Tuy nhiên, trên thực tế việc thu gom, vận chuyển và xử lý loại chất thải này được thực hiện chủ yếu bởi người sử dụng - người dân, với quy mô nhỏ và số lượng mồi lần sử dụng ít nên bao bì thường được thải bỏ ngay tại vị trí đất nơng nghiệp được sử dụng hóa chất hoặc nếu có được thu gom tại điểm thu gom tập trung thì cũng được vận chuyển và xử lý chung với rác thải thông thường khác, chưa được thực hiện theo đúng quy định.

Một số quy định của pháp luật liên quan đến quản lý chất thải nguy hại còn chung chung, trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với chủ thể vi phạm còn thấp, dẫn đến tình hình vi phạm về quản lý chất thải nguy hại gia tăng. Ví dụ như quy định về quá trình vận chuyển chất thải nguy hại được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thì chủ xử lý chất thải nguy hại có trách nhiệm “Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với các chủ nguồn thài chất thải nguy hại trên địa bàn hoạt động được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại; tiếp nhận, vận chuyển, xử lý số

lượng, loại chất thải nguy hại bằng các phưong tiện, hệ thống, thiết bị được phép theo đúng nội dung hợp đồng, chứng từ chất thải nguy hại và giấy phép xử lý chất thải nguy hại”. Nhưng tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định thì chủ xử lý chất thải nguy hại thực hiện biện pháp quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển khơng chính chù trong q trình vận chuyến chất thải nguy hại; báo cáo Tổng cục Môi trường về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc

chấm dứt hợp đồng bàn giao phương tiện vận chuyển khơng chính chủ trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt. Như vậy, quy định về chủ xử lý chất thải về vận chuyển chất thải mới chỉ dừng lại ở việc “Chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển khơng chính chủ trong q trình vận chuyền chất thải nguy hại”, nhưng còn chịu trách nhiệm như thế nào, hình thức ra sao thì hiện nay pháp luật vẫn chưa quy định rõ ràng.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT thì “Phương tiện vận chuyến chất thải nguy hại phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thơng tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển chất thải nguy hại”. Việc quy định phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có hệ thống vệ tinh GPS chưa phù hợp với thực tế vì việc áp dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS đối với các chủ thể tiến hành những hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại ở nước ta còn khá xa lạ. Hơn nữa, việc kết nối mạng internet còn hạn chế tại các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; chất lượng mạng không ổn định ảnh hưởng tới việc xác định hành trình vận chuyển chất thải nguy hại.

về phương tiện vận chuyển, thu gom chất thải được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP yêu cầu “Các phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu kỳ thuật và quy trình quản lý theo quy định. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại”. Tuy nhiên, như thế nào để được coi là đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại vẫn chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.

Việc áp dụng các văn băn về bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng chưa được nhiều cơ sở quan tâm; việc tồ chức thực hiện của một số cấp chính quyền cho cơng tác bảo vệ mơi trường trong

giảm thiêu chât thải nguy hại còn thiêu qut liệt, kinh phí cho cơng tác bảo vệ mơi trường cịn hạn chế. Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra và phát hiện ra hành vi vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến chất thải nguy hại cịn yếu kém, hoặc có phát hiện ra hành vi vi phạm nhưng việc xử phạt còn quá nhẹ so với hành vi vi phạm, hoặc xử lý vi phạm không đáp ứng yếu tố kịp thời của thực tế cần xử lý ngay,... dẫn đến thực tế không mang tính phịng ngừa, tính răn đe đối với các cơ sở thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Cùng với đó là nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải còn yếu kém. Người dân hầu như chưa nhận

thức được tác hại của rác thải và sự ảnh hưởng của rác thải với sức khỏe, môi trường sống, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, coi quản lý chất thái là công việc cùa Nhà nước, pháp luật, chính vì vậy, tình trạng xả rác tràn lan, bừa bãi còn phổ biến và mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Phụ lục 8 danh mục chất thải nguy hại QCVN 07:2009/BTNMT quy định thành phần các chất thải nguy hại gồm chất thải nguy hại vô cơ, chất thải

nguy hại hữu cơ trong đó xác định 04 nhóm chất thải hữu cơ từ hóa chất bảo vệ thực vật; danh mục chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số

12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng liệt kê 02 nhóm chất thải nguy hại gồm: Chất thải từ việc sử dụng các hố chất nơng nghiệp (hoá chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các lồi gây hại) và Chất thải từ chăn ni gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, trong nhóm chất thải từ việc sử dụng các hố chất nơng nghiệp mới đưa ra 08 loại chất thải từ sử dụng hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, bảo vệ thực vật, các loài gây hại và bao bì có chửa chất gây hại, chưa có nhóm chất thải từ phân bón. Trên thực tế, nguồn chính gây ra ơ nhiễm, suy thối đất là do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và rác thải vỏ thuốc bảo vệ thực vật, bao bì phân bón gây ra. Trong đó, dư lượng phân bón tồn dư không được hấp thụ và rửa trôi ra mơi trường, đây chính là nguồn gây ơ nhiễm đất, thậm chí có một số loại phân bón

có tơn dư axit, làm chua đât, giảm năng suât cây trông và tăng độc tô trong đất. Hon nữa, do tập quán canh tác, người dân vẫn sử dụng phân chuồng để bón cây. Đây được coi là nguồn phân bón sẵn có, tận dụng phế thải trong chăn nuôi để trồng trọt, tiết kiệm chi phí, nhưng nếu khơng được xử lý đúng và sử dụng đúng cách không chỉ làm sinh ra các tác nhân sinh học như trực khuẩn lỵ, thương hàn, ký sinh trùng có hại cho người mà cịn nảy sinh các mầm nấm bệnh có hại cho cây trồng, làm suy giảm chất lượng đất. Trước sức ép đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, người nông dân sẽ ngày càng tăng các hành động nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả từ đất, nghĩa là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sẽ ngày càng được sừ dụng rộng rãi và thường xuyên. Nên việc quy định bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mơi trường đối với rác thải từ phân bón là rất cần thiết góp phần hạn chế, ngăn chặn tác động bất lợi cho đất từ sản xuất nông nghiệp.

Sáu là, tiêu chuấn, quy chuẩn môi trường về đất được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện; tiêu chuẩn, quy chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất nguy hại cho đất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Ngồi ra, cịn chịu sự điều chỉnh của văn băn pháp luật khác như: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật, Nghị định số 84/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý phân bón... Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỳ thuật môi trường cần sự tham gia phối hợp của nhiều bộ, ban, ngành và tham chiếu nhiều văn bản pháp luật liên quan đòi hỏi

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)