7. Cấu trúc cũa luận văn
3.3.6. Tăng cưòng họp tác quôc tê trong lĩnh vực pháp luật vê bảo vệ môi trườngđất nông nghiệp
Dần nội luật hoá các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Thúc đây nghiên cứu khoa học trong nước, đông thời tăng cường hợp tác quốc tế về tác động của ô nhiễm đất đến chất lượng nông sản, ảnh hưởng của sản phẩm nơng sản có nguồn gốc từ đất ô nhiễm lên sức khỏe của con người.
KÊT LUẬN CHUÔNG 3
Đánh giá thực hiện thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua cho thấy, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của một số tỉnh, thành phố bộc lộ hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực; tình trạng ngày càng phổ biến hiện nay là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp suy giảm mạnh do đơ thị hố quỹ đất nơng nghiệp được chuyển đổi thành đất công nghiệp, xây dựng và giao thông. Hoạt động sản xuất nông nghiệp tác động mạnh đến môi trường đất cịn đến từ quan niệm của Người nơng dân xem hóa chất bảo vệ mơi trường thực vật như "thần dược" nên có thói quen thường xuyên sử dụng. Việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ môi trường thực vật chưa đúng kỹ thuật đã gây tồn dư nhiều trong môi trường đất, nước; nhiều vùng chăn nuôi tập trung thiếu hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Trong đó, vấn đề ơ nhiễm đất do sử dụng khơng hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đã trở thành tác động chính gây ơ nhiễm mơi trường đất.
Với mục tiêu hồn thiện hệ thống pháp luật về mơi trường đất nông nghiệp trên cơ sở đảm bào phát triển bền vững, “Không đánh đổi, không hy sinh môi trường để lấy tăng trưởng”, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp, pháp luật về bảo vệ môi trường trong sử dụng nông nghiệp cần thiết quy định cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỳ thuật môi trường; quy định về quản lý chất thải; xử lý vi phạm pháp luật. Đồng thời áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của luật như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nơng nghiệp; vai trị, trách nhiệm của các chủ thể
trong bâo vệ môi trường; sử dụng công cụ kinh tê trong quản lý môi trường; cải cách bộ máy quản lý môi trường kết hợp với thanh tra, kiểm tra và hợp tác quốc tế trong bão vệ môi trường.
KÊT LUẬN
Đôi với nông nghiệp và nông thôn, đât là tài sản vô giá, là nguôn tài nguyên không tái tạo được, đất vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đất nông nghiệp trở thành nguồn lực quyết định để người nông dân tồn tại và phát triển. Vì vậy, để phát triển nhành nơng nghiệp bền vững, hiệu quả, trong nhiều năm, Đảng và Nhà nước đã có những nồ lực hồ trợ nông dân khai thác, sử dụng đất nông nghiệp gắn với bão vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Tuy nhiên, cho đến nay, việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp đang tồn đọng nhiều vấn đề ành hưởng trực tiếp đến môi trường nơng thơn địi hởi phải có sự nhìn nhận đúng đắn và đề ra giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nơng nghiệp.
Trước tình hình đất nông nghiệp ngày càng suy giảm về cả chất lượng và số lượng, tác động lớn đến an ninh lương thực và vấn đề môi trường tại nông thôn. Để đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm cải thiện hiệu quả công tác quản lý, nâng cao hiểu biết của người dân về giá trị của đất đai; sử dụng đất đi
liền với bồi bố độ phì nhiêu đất, tiến hành thâm canh tăng vụ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc giảm thiếu ô nhiễm đất bởi các chất thải, các chất độc hại; thực hiện nghiêm ngặt việc lưu giữ và sử dụng theo phương châm 4 đúng "Đủng thuốc; đủng liều lượng; đúng lúc và đủng cách
về pháp luật, Nhà nước đã thực hiện rà soát và đánh giá hiện trạng hệ thống văn bản luật và văn bản dưới luật hiện hành quy định về bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp, quy định cụ thể về nghĩa vụ của con người trong hoạt động bảo vệ môi trường; quy định về xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Bổ sung quy định quyền của tổ chức, cá nhân, tổ chức chính trị xã hội và đồn thể quần chúng được tham gia góp ý vào q trình ban hành các quyết định, chính sách liên quan đến môi trường, giám sát
chặt hoạt động bảo vệ môi trường; quy định việc thực hiện quyên được tiêp cận các thông tin về môi trường và trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp trong việc cung cấp và công khai thông tin về môi trường. Quyền được đền bù thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường tác động, ảnh hưởng đến
dân cư. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện vẫn cịn bộc lộ những hạn chế gây ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả công tác quản lý cũng như điều tiết hành vi sử dụng đất nông nghiệp của các chủ thể, tác động tiêu cực tới mơi
trường đất nơng nghiệp.Vì vậy, cần có sự hồn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp cũng như nâng cao hiệu quá của việc thực thi các quy định này trên thực tế. Ở mức độ khái quát, chúng ta cần:
- Hoàn thiện pháp luật về quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường trong sử dụng đất nơng nghiệp;
- Hồn thiện pháp luật về quản lý chất thải trong sử dụng đất nông nghiệp;
- Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về môi trường trong sử dụng đất nơng nghiệp.
Bảo vệ mơi trường nói chung, bảo vệ mơi trường trong sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng là cơng cuộc lâu dài, khó khăn vì ln có mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích nhóm (của tồ chức, cá nhân) và lợi ích chung của cộng đồng và toàn xã hội. Đề người dân thay đổi hành vi và tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp cũng như để các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, cần thiết phái kết họp áp dụng đồng bộ các giải pháp, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức trong việc chia sẻ trách nhiệm đối với những vấn đề về môi trường trong sử dụng đất nơng nghiệp, góp phần bảo vệ lợi ích lâu dài của cộng đồng là môi trường được bảo vệ và cải thiện, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững.