C. Nhóm Tính Cách
2. Giao tiếp và sự phát triển nhân cách
• Giao tiếp giúp cho con người có dáng đi thẳng và cách ứng xử của con người. Để cho trẻ biết đi đúng dáng người, mẹ, cha, ông, bà…phải dạy cho trẻ tập đi…khơng có sự tiếp xúc với người, lớp trẻ không biết đi giống người. Trong qúa trình sống trẻ học được ở người lớn cách cư xử từđơn giản đến phức tạp thậm chí từ cách ăn, cách mặc, trẻ tiếp thu được cũng từ sự tiếp xúc với người lớn xung quanh.
• Giao tiếp giúp con người hình thành được ngơn ngữ, tiếng nói. Trẻ sinh ra chưa biết nói, dần dần được người lớn dạy phát âm, nói đúng tên sự vật… hiểu ngôn ngữ người. Lớn lên con người vẫn phải học, nhiều khái niệm mới xuất hiện, cách nói, cách dùng từ , nhịp điệu … thể hiện con người có nhân cách phải nhờ có tiếp xúc với những người xung quanh.
• Trí tuệ của con người được hình thành và phát triển trong qúa trình giao tiếp với những người xung quanh. “ Học ăn, học nói, học gói, học mở ” dưới sự hướng dẫn của người lớn, học cách nhìn, cách nghe, cách nghĩ, cách hành động ứng xử phù hợp với quy luật tự nhiên, xã hội … nhờ giao tiếp.
• Giao tiếp giúp con người hoàn toàn và đạt năng suất cao trong lao động. Vì lao động của con người trước hết đặc trưng ở sự liên kết các cá nhân, phối hợp, điều hồ theo sự phân cơng lao động của xã hội. Lao động liên kết, cùng nhau phải thông qua sự tiếp xúc, giao tiếp với nhau. Khơng có sự giao tiếp sẽ khơng có lao động.
• Ý thức được hình thành và phát triển trong giao tiếp.
• Chúng ta biết rằng ý thức được hình thành cùng với sự ra đời của ngôn ngữ, lao động, trên nền tảng của sự phát triển hoạt động nhận thức ở mức độ nhất định. Năng lực làm chủ hành động, ngôn ngữ, thái độ của mình trong các quan hệ, đó là biểu hiện của ý thức, nó chỉđược hình thành và phát triển trong giao tiếp với mọi người xung quanh.