I. Khái niệm về nhân các h:
b) Những đặc điểm tâm lý của từng kiểu khí chất.
b1. Kiểu khí chất linh hoạt :
• Tương đương với kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt ).
• Đặc điểm : Tính nhạy cảm thấp, tính phản ứng và tính tích cực cao, mối quan hệ giữa tính phản ứng và tính tích cực là cân bằng.
Những người thuộc loại khí chất này có đặc điểm tâm lý : dễ ghép mình vào khn khổ, có kỷ luật, có nghị lực, nhịp độ phản ứng nhanh, tính linh hoạt trội hơn tính cứng nhắc, tính hướng ngoại trội hơn tính hướng nội. Do đó, loại người này nhanh nhẹn, hoạt bát, vui tươi, dễ thích nghi với mơi trường sống mới, dễ thành lập phản xạ có điều kiện, tiếp thu nhanh, giao thiệp rộng, ít suy nghĩ sâu xa. Nhưng vì q năng nổ nên đôi khi kết quả công việc không cao. Họ sẵn sàng tiếp thu phê bình và hứa sửa đổi nhưng nếu không được nhắc nhở sẽ quên. Về mặt nào đó tính kiên trì hơi kém. Những học sinh thuộc loại này dễ làm quen với thầy cơ giáo. Chúng ta có thể phê bình các em trước tập thể. Loại người này tình cảm khơng bền vững, nhiều bạn nhưng khơng có bạn nào đặc biệt thân. b2. Kiểu khí chất điềm tĩnh :
• Tương đương với kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt )
• Đặc điểm : Tính nhạy cảm thấp hơn kiểu trên, tính phản ứng và tính tích cực mạnh. Mối quan hệ giữa tính phản ứng và tính tích cực thì tính tích cực trội hơn.
• Những biểu hiện tâm lý :
Những người thuộc loại này có tính kiên trì, nhẫn nại, cứ từ từ khơng vội vàng. Tính tự chủ cao, khơng làm thì thơi mà đã làm thì làm xong mới chịu. Có nghị lực cao, chậm chạp, nhìn bề ngồi như kiểu phớt đời đến đâu thì đến, khó thích nghi với mơi trường sống mới, khơng thích làm quen. Tính hướng nội trội hơn tính hướng ngoại. Khơng thích ồn ào mà muốn trầm tĩnh, suy nghĩ sâu sắc.
Những học sinh thuộc loại này, khi mới tiếp xúc thì như có vẻ xa lánh, sau khi hiểu nhau thì nhiệt tình, tình cảm sâu sắc. Loại học sinh này có tinh thần trách nhiệm cao, họ có sự chọn lọc khi nhận xét, đánh giá về vấn đề gì đó. Họ thẳng thắn và thật thà.
b3. Kiểu khí chất nóng nảy :
• Tương đương với kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng ).
• Đặc điểm :
Tính nhạy cảm thấp, tính tích cực và tính phản ứng cao. Mối quan hệ giữa tính tích cực và tính phản ứng thì tính phản ứng trội hơn. Cho nên đơi khi họ phản ứng khơng kịp suy nghĩ.
• Những người thuộc loại này hấp tấp, vội vàng, đôi khi không lường trước hậu quả. Họ là những người nhiệt tình, khi nhận việc thì làm rất sơi nổi, khó thích nghi với môi trường sống mới ( dễ hơn kiểu điềm tĩnh ). Nhịp độ các qúa trình tâm lý diễn ra nhanh, nó biểu hiện ra tốc độ ngơn ngữ rất nhanh, tính bảo thủ cao. Dễ chán nản khi kết quả công việc thấp. Loại người này khơng nên phê bình trước tập thể.
b4. Kiểu khí chất ưu tư :
• Tương đương với kiểu thần kinh yếu .
• Đặc điểm : Cả hai qúa trình hưng phấn và ức chếđều yếu nhưng ức chế mạnh hơn.
Tính nhạy cảm cao, chỉ cần một lời nói bóng gió cũng làm họ suy nghĩ, cho nên khi tiếp xúc với loại người này cần tế nhị. Tính phản ứng và tính tích cực thấp, tính phản ứng thấp hơn nên khi bị xúc phạm họ thường khơng phản ứng mà chỉ về nhà khóc một mình.
• Nhịp độ các qúa trình tâm lý chậm, nói năng uỷ mị, thầm kín. Loại người này tưởng như khó gần, có khi hoạt động chung với nhau cả năm mà cũng chẳng chịu quen với nhau, nhưng khi đã quen thân thì tình cảm lại sâu sắc. Suy nghĩ kỹ càng, sống nặng về nội tâm. Những học sinh thuộc loại này chăm chỉ, chịu khó, hiền lành và dễ bảo, nhưng lại yếu đuối và tự ti, khi thấy kết quả công việc thấp thì giảm nhiệt tình và hay khóc. Loại người này chỉ tâm sự cởi mở khi thực sự hiểu nhau. Đối với các em học sinh thuộc loại này, chúng ta phải động viên nhiều hơn là phê bình. Việc phân chia thành bốn kiểu khí chất trên hồn tồn mang tính chất tương đối. Trong thực tếđời sống do có sự giáo dục và tự giáo dục, mỗi người đều có sự học tập, bắt chước lẫn nhau, cho nên các kiểu khí chất được pha trộn vào nhau. Vì vậy, ở mỗi người có thể mang đặc điểm của nhiều kiểu khí chất.