Quy luật ngưỡng cảm giác:

Một phần của tài liệu ebook_0f9f081d-ff0d-4687-8647-27a063d08ead (Trang 46 - 47)

C. Nhóm Tính Cách

a. Quy luật ngưỡng cảm giác:

Ngưỡng cảm giác là gì ?

Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan, nhưng khơng phải mọi sự kích thích đều gây ra cảm giác. Những kích thích yếu khơng gây ra cảm giác, chẳng hạn, một hạt bụi chạm vào ta khơng gây cảm giác, ngược lại những kích thích q mạnh làm ta mất cảm giác như trường hợp chúng ta bị sức ép của bom, làm ta bị ngất xỉu. Vì vậy, muốn có cảm giác thì kích thích phải đạt tới một mức độ giới hạn nhất định.

Mắt chúng ta chỉ nhìn thấy được những sóng ánh sáng có bước sóng từ 390m( đến 780m) , tai chúng ta chỉ phản ánh được những sóng âm từ 16 héc đến 20000 héc.

Giới hạn mà từđó những kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng tuyệt đối tối thiểu của cảm giác, cường độ lớn nhất của vật kích thích mà ta vẫn cảm giác được là ngưỡng tuyệt đối tối đa của cảm giác. Như vậy đối với mắt, sóng ánh sáng có bước sóng 390m-- là ngưỡng tuyệt đối tối thiểu, bước sóng 780m-- là ngưỡng tuyệt đối tối đa của cảm giác.

Vậy, cường tối thiểu của vật kích thích mà bắt đầu từđó cảm giác mới xuất hiện được gọi là ngưỡng tuyệt đối tối thiểu của cảm giác. Cường độ tối đa của cảm giác mà ởđó con người vẫn cịn cảm giác được gọi là ngưỡng tuyệt đối tối đa của cảm giác.

Chúng ta biết rằng cường độ tối thiểu của vật kích thích để xuất hiện cảm giác ở mỗi người khác nhau thì khác nhau.

Chẳng hạn có người nói nhỏ họ cũng nghe, có người nói lớn họ mới nghe vì tai họ ngễnh ngãng, người nào có ngưỡng tuyệt đối tối thiểu thấp thì ta nói người đó có tính nhạy cảm cao, tức là tính nhạy cảm tỷ lệ nghịch với ngưỡng tuyệt đối tối thiểu, nghĩa là, nếu ngưỡng tuyệt đối tối thiểu thấp thì tính nhạy cảm cao và ngược lại. Được biểu diễn bằng công thức:

(E là tính nhạy cảm, P là ngưỡng tuyệt đối tối thiểu ) ( Ngưỡng sai biệt:

Làm thí nghiệm, cho một người nhắm mắt lại, đưa bàn tay ra, ta thả nhè nhẹ và từ từ bơng gịn vào tay người đó. Cho đến khi người đó có cảm giác: “Hình như có cái gì đó trong lịng bàn tay”, đó là ngưỡng tuyệt đối tối thiểu. Chúng ta yêu cầu người đó vẫn nhắm mắt và tiếp tục thả bơng gịn cho đến khi người đó thấy hình như bây giờ vật kích thích đã nặng hơn vật kích thích ban nảy. Khi nhận thấy sự khác nhau giữa hai vật kích thích, người ta gọi đó là ngưỡng sai biệt.

Vậy, ngưỡng sai biệt của cảm giác là khả năng nhận thấy sự khác nhau giữa các kích thích. Nhà sinh lí học Phécne đã tìm ra hằng số sai biệt cho mỗi loại cảm giác là:

K= Hiệu số giữa hai cường độ kích thích / Cường độ yếu

Người ta đã tính được hằng số ngưỡng sai biệt của thị giác k = 1%

Chẳng hạn, nếu trong phòng ánh sáng đo được 100 lux thì chỉ cần tăng thêm 1 lux nữa cũng đủ làm ta cảm thấy trong phòng lớn hơn. Còn âm thanh trong phòng là 100 hec muốn làm ta cảm thấy tiếng ồn lớn hơn phải tăng thêm 10 héc.

Một phần của tài liệu ebook_0f9f081d-ff0d-4687-8647-27a063d08ead (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)