Hành động ý chí là hành động đặc trưng của con người. Tuy nhiên, hành động của con người không chỉ có hành động ý chí mà cịn có hành động tựđộng hố.
1. Hành động tựđộng hố là gì ?
Chẳng hạn, khi mới học đan len thì hành động đan len là hành động có ý thức, nhưng khi đã đan thành thạo, người đan len, lúc này có thể vừa đọc truyện vừa đan len, lúc đó người ta nói việc đan len của người này đã trở thành hành động tựđộng hóa.
Vậy, Hành động tựđộng hoá là loại hành động mà vốn lúc đầu nó là hành động có ý chí, có ý thức nhưng do lập đi, lập lại nhiều lần hay do luyện tập mà về sau trở thành hành động tựđộng hóa, nghĩa là khơng có sự kiểm sốt trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả.
2 . Các loại hành động tựđộng hố
Có hai loại là :
a. Kỹ xảo
Kỹ xảo là một loại hành động tựđộng hố một cách có ý thức, nghĩa là tựđộng hoá nhờ luyện tập. Kỹ xảo có những đặc điểm :
• Khơng có sự kiểm sốt thường xun của ý thức, khơng cần sự kiểm tra bằng thị giác.
• Động tác mang tính chất khái qt, khơng có động tác thừa, kết quả cao mà ít tốn năng lượng thần kinh và cơ bắp.
b. Thói quen
Thói quen là loại hành động tựđộng hoá đã trở thành nhu cầu của con người.
c. So sánh giữa kỹ xảo và thói quen
Giống nhau :
o Đều là hành động tựđộng hố.
o Đều có cơ sở sinh lý là động hình. Khác nhau :
• Kỹ xảo mang tính chất kỹ thuật thuần t, thói quen mang tính chất nhu cầu, nếp sống của con người. Ví dụ : kỹ xảo ráp máy ; thói quen nề nếp.
• Con đường hình thành kỹ xảo chủ yếu là sự luyện tập có mục đích, có hệ thống. Cịn thói quen được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có con đường tự phát.
• Kỹ xảo khơng gắn với một tình huống nhất định nào cả, cịn thói quen bao giờ cũng gắn với một tình huống nhất định.
Ví dụ : thói quen sáng dậy phải tập thể dục.
• Thói quen bền vững hơn kỹ xảo.
• Thói quen được đánh giá về mặt đạo đức (có thói quen tốt, thói quen xấu ), còn kỹ xảo được đánh giá về mặt kỹ thuật thao tác ( có kỹ xảo tiến bộ, kỹ xảo lạc hậu )
CHƯƠNG VII
TRÍ NHỚ