II. NHẬN THỨC LÝ TÍNH VÀ CÁC QUY LUẬT CỦA NÓ :
a. Thao tác phân tích t ổng hợp :
• Phân tích :
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là một thể thống nhất, cho nên muốn hiểu rõ chúng, chúng ta phải phân tích các dấu hiệu, các bộ phận của chúng.
Chẳng hạn, muốn chứng minh phương thức sản xuất Xã hội chủ nghĩa hơn hẳn phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa, chúng ta cần phân tích : năng suất lao động, phân phối sản phẩm, quan hệ giữa người lao động với nhau. Vậy, phân tích là dùng trí óc để phân chia sự vật hay hiện tượng ra làm nhiều thuộc tính, nhiều bộ phận, nhiều khía cạnh nhằm nghiên cứu chúng một cách sâu sắc và đầy đủ.
• Tổng hợp :
Sau khi phân tích, chúng ta phải tìm ra mối quan hệ chung, bản chất để rút ra kết luận mới mẻ về các sự vật, đó là thao tác tổng hợp.
Chẳng hạn, sau khi phân tích đầu bài tốn, ta phải biết những yếu tốđã cho và những yếu tố cần tìm, ta phải xác lập được mối quan hệ giữa yếu tốđã cho và yếu tố cần tìm.
Vậy, tổng hợp là dùng trí óc để hợp nhất các mặt, các khía cạnh, các thuộc tính riêng lẻ thành các sự vật, hiện tượng thống nhất.
Trong học tập ta ln ln dùng hai thao tác này và coi đó là thao tác cơ bản.
• Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp : Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau
o Sự phân tích đồng thời cũng là sự tổng hợp vì khi phân tích chúng ta đã có sự xác lập mối quan hệ giữa chúng.
o Tổng hợp bao giờ cũng dựa trên cơ sở phân tích.
b. So sánh
• So sánh là gì ?
Khi có hai hay nhiều sự vật, chúng ta thường so sánh chúng với nhau. Chẳng hạn, so sánh giữa cảm giác và tri giác, giữa phản xạ khơng điều kiện và phản xạ có điều kiện, để tìm những điểm giống nhau và khác nhau, cái chung và cái riêng.
Vậy, so sánh là dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự bằng nhau hay không bằng nhau, sựđồng nhất hay không đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
• Các loại so sánh :
+ So sánh trực quan. Chẳng hạn, đưa hai khối cầu lên để so sánh. + So sánh tư duy khái qt.
• Thao tác so sánh có liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích - tổng hợp, vì mỗi sự vật đều có nhiều thuộc tính, nhiều khía cạnh, nhiều bộ phận, do đó muốn so sánh, chúng ta phải phân tích - tổng hợp.
• Nhờ so sánh ta biết được những dấu hiệu giống nhau và khác nhau, cái chung và cái riêng.
• Bằng so sánh, học sinh có thể tiếp thu được tất cả tính đa dạng, độc đáo của dấu hiệu và thuộc tính của tài liệu học tập.