Trừu tượng hoá và khái quát hoá :

Một phần của tài liệu ebook_0f9f081d-ff0d-4687-8647-27a063d08ead (Trang 55 - 56)

II. NHẬN THỨC LÝ TÍNH VÀ CÁC QUY LUẬT CỦA NÓ :

c. Trừu tượng hoá và khái quát hoá :

Ví dụ : Tơm và cua là hai anh em bà con, họ hàng thân thuộc, nhưng ai không học động vật thì sẽ cho rằng hai con vật đó khơng có họ hàng vì một đàng thân ngắn, lại rộng ngang, “ bò ngang như cua ”, một đàng thân dài, đuôi cong. Nhưng nếu chúng ta gạt bỏ những thuộc tính bề ngồi đó mà so sánh những đặc điểm giữa cua và tơm thì chúng ta thấy giữa chúng có nhiều điểm giống nhau :

Cua cũng có chân khớp, do đó cũng ở ngành chân khớp như tơm.

Cua cũng có bộ áo giáp bằng chất ki-tin có thẩm đá vơi như tơm, vì vậy, nó cũng thuộc lớp giáp xác. “ Con cua tám cẳng, hai càng ”, tức là mười chân như tôm, nên cua cũng thuộc bộ mười chân như tôm.

Mắt cua có cuống quay về mọi phía cũng như mắt tơm vậy. Cái giáp đầu ngực của tôm cũng tương đương mai cua …

Vì vậy, kết luận tơm và cua là hai anh em họ hàng thân thuộc. Việc dùng trí óc để gạt bỏ những thuộc tính bề ngồi, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất để tìm ra quy luật của sự vật, hiện tượng - đó là thao tác trừu tượng hoá.

Vậy, trừu tượng hố là dùng trí óc để gạt bỏ những thuộc tính, những khía cạnh thứ yếu khơng liên quan đến nhiệm vụ của tư duy mà chỉ giữ lại những mặt, những khía cạnh, những thuộc tính có liên quan đến nhiệm vụ của tư duy mà thơi.

• Khái quát hố là gì ?

Chẳng hạn các thành phố : Hà Nội, Viên Chăn, Oa- sinh-tơn, Mát-xcơ- va… là những thành phố của các quốc gia khác nhau, lớn nhỏ khác nhau, nhưng chúng đều có dấu hiệu chung là :

o Trung tâm văn hoá, kỹ thuật, khoa học, cơng nghiệp của một nước.

o Là nơi có cơ quan trung ương đầu não đóng.

o Nơi có đại sứ quán của các nước đóng…

Từ những dấu hiệu chung, bản chất đó, người ta đã khái qt hố chúng bằng khái niệm “ thủđơ ”.

Vậy, khái qt hố là dùng trí óc để hợp nhất nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau nhưng có cùng những thuộc tính bản chất thành một nhóm mà nhóm này tạo nên một khái niệm nào đó.

• Trừu tượng hố và khái qt có liên quan chặt chẽ với nhau.

o Trừu tượng hoá theo hướng nào phải căn cứ vào mục đích của khái qt hố. Vì mục đích của ta muốn khái qt hố các thành phố trên thành thủđơ nên ta đã gạt bỏ những thuộc tính, những khía cạnh thứ yếu như : to, nhỏ, chếđộ chính trị, vị trí địa lý…

o Khơng có trừu tượng hố cũng khơng có khái qt hố. Nếu khơng tìm thấy những điểm giống nhau giữa tôm và cua, ta không thể biết chúng có họ hàng với nhau.

Ngồi những thao tác tư duy kể trên, còn một số thao khác, đó là: thao tác cụ thể hố, phân loại, hệ thống hố. Kết luận : Q trình tư duy thực chất là một quá trình tiến hành các thao tác tư duy, giải quyết một vấn đề nào đó, nhưng khơng phải bất cứ q trình tư duy nào cũng diễn ra tất cả các thao tác tư duy và theo thứ tự như ta đã nghiên cứu mà tuỳ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể nó diễn ra theo thứ tự khác nhau.

Một phần của tài liệu ebook_0f9f081d-ff0d-4687-8647-27a063d08ead (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)