Số lượng CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công chức xã, phường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

(Số liệu năm 2020; Đơn vị tính: người)

Địa phương Số cán bộ Số cơng chức Tổng cộng

Phố Cị 10 7 17 Mỏ Chè 10 7 17 Thắng Lợi 10 9 19 Lương Sơn 9 9 18 Châu Sơn 10 8 18 Cải Đan 8 8 16 Bách Quang 10 9 19 Bá Xuyên 10 8 18 Tân Quang 9 8 17 Bình Sơn 9 8 17 Tổng cộng 95 81 176 Được giao 111 101 212 Còn thiếu 16 20 36 Thiếu bình quân/xã, phường 1,6 2,0 3,6 Nguồn: Phịng Nội vụ và phân tích của tác giả, 2021

3.1.2. Trình độ chun mơn của đội ngũ CBCC cơ sở TP Sơng Cơng

Về trình độ chun mơn của đội ngũ CBCC cơ sở: Năng lực của CBCC còn được thể hiện qua chất lượng đội ngũ CBCC. Theo cách hiểu thông thường, chất lượng CBCC được thể hiện thơng qua chỉ tiêu trình độ chun mơn, tức bậc học của CBCC cơ sở với 6 cấp học khác nhau, từ thấp đến cao là sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân/kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ.

Như ở chương 1 đã phân tích: Trình độ chun mơn thể hiện quá trình đào tạo của bạn trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể, thông qua các trường lớp hay tổ chức đào tạo được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước. Mỗi quốc gia có những hệ thống phân cấp trình độ chun môn khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục của quốc gia đó. Ở Việt Nam chúng ta, chương trình đào tạo trình độ chun mơn được chia theo 6 cấp bậc từ thấp đến cao như sau: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân (kỹ sư) đại học, thạc sỹ, và tiến sỹ. Tương ứng với đó là những bậc đào tạo trong hệ thống cấp bậc đào tạo hiện nay ở nước ta. Trình độ chun mơn khơng chỉ bao gồm các kiến thức mà bạn tiếp thu được trong q trình đào tạo, mà cịn là khả năng vận dụng

kiến thức vào mơi trường thực tế. Chính vì lẽ đó, các trường đại học, cao đẳng hiện nay rất chú trọng đến nội dung thực tập của các sinh viên năm cuối, giúp sinh viên hòa nhập với môi trường làm việc, rèn luyện và phát huy năng lực của mình trên cơ sở kiến thức được học.

Cũng cần lưu ý rằng: Trình độ chun mơn và chun mơn đào tạo có khác nhau. Chuyên môn đào tạo được định nghĩa là lĩnh vực, ngành nghề, kiến thức riêng của một ngành đã được đào tạo. Đi cùng với nó là khái niệm về cơng việc chun mơn và trình độ chun mơn. Cơng việc chuyên môn là công việc yêu cầu người lao động có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp dưới những kiến thức đã được đào tạo bài bản.

Như chúng ta đã biết: Trình độ chun mơn và trình độ văn hóa có khác nhau. Theo nghĩa thơng thường: Trình độ chun mơn là năng lực, khả năng giải quyết công việc và thực hiện các nhiệm vụ địi hỏi kiến thức chun mơn trong một mơi trường làm việc cụ thể. Cịn trình độ văn hóa là trình độ phát triển về nhận thức văn hóa, văn hóa ứng xử tuân theo các chuẩn mực của xã hội. Đây là một khái niệm tương đối rộng lớn, bởi vì khái niệm về “văn hóa” là một khái

niệm khá trừu tượng, bao gồm tất cả các vật chất, công cụ, ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật và tất cả những phát minh của con người trong lịch sử hình thành và phát triển nhân loại. Thơng thường nhất, chúng ta nói trình độ văn hóa tức là nói về học vấn ở bậc giáo dục phổ thông.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công chức xã, phường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)