Tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công chức cơ sở

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công chức xã, phường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 28)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.7. Tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công chức cơ sở

công chc cơ s

1.1.7.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ công chức cơ sở

Theo Trần Anh Tuấn (2009): Chất lượng CBCC cấp cơ sở là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của CBCC, thể hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác, chất lượng và hiệu quả thực nhiệm vụ, thực thi công vụ được phân công của CBCC cũng như cơ cấu hợp lý về độ tuổi, về số lượng CBCC và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Về tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC cấp cơ sở, gồm các tiêu chí sau: - Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được xem xét, đánh giá thông qua chất lượng của mỗi cá nhân cán bộ, công chức;

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được xem xét, đánh giá thông qua chất lượng của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và những người đứng đầu;

- Sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động là cơ sở để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức;

- Cơ sở xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp trên, cùng cấp

- Trách nhiệm, sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau của các thành viên trong tổ chức để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

1.1.7.2. Yếu tốảnh hưởng đến thực thi công vụ của cán bộ công chức cơ sở

a) Yếu t khách quan

Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới thực thi công vụ của CBCC cấp cơ sở gồm: Chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật CBCC,…

b) Yếu t ch quan

Theo Trần Anh Tuấn (2009), Đỗ Quỳnh Liên (2019), Lê Văn Phong (2020): Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thực thi công vụ của CBCC cấp cơ sở gồm: Tinh thần trách nhiệm trong công tác; Ý thức tổ chức kỷ luật của CBCC; Sức khỏe; Trí tuệ và khả năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao; Chuyên môn nghề nghiệp; Ý chí, niềm tin; Năng lực,...

CBCC cấp cơ sở có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trực tiếp giải quyết những yêu cầu, thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân. CBCC cấp cơ sở đã có sự đóng

góp rất lớn trong sự nghiệp cách mạng, duy trì ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, là động lực của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

1.2. Cơ s thc tin ca đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công chức xã, phường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)