4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.1. Một số hạn chế, yếu kém, rào cản ảnh hưởng đến thực thi công vụ của cán bộ
vụ của cán bộ công chức cơ sở thành phố Sông Công
3.2.1. Một số hạn chế, yếu kém, rào cản ảnh hưởng đến thực thi công vụ của cán bộ công chức cơ sở thành phố Sông Công vụ của cán bộ công chức cơ sở thành phố Sông Công
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với nhóm đối tượng là đại diện lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng Kinh tế, CBCC cấp cơ sở. Nội dung thảo luận là những khó khăn, thách thức, những hạn chế, rào cản, yếu kém của đội ngũ CBCC hiện nay. Qua thảo luận nhóm kết hợp quan sát trực tiếp, chúng tôi thấy có một số hạn chế, yếu kém, rào cản ảnh hưởng đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công như sau:
a) Đội ngũ CBCC cơ sở còn thiếu và yếu, chưa chuẩn hóa, chưa đồng bộ
Kết quả thảo luận cho thấy: đội ngũ CBCC xã, phường ở thành phố Sông Công còn thiếu so với yêu cầu (thiếu 16 cán bộ và 20 công chức), chưa thật sự chuẩn hóa và đồng bộ; Còn nhiều yếu kém, bất cập về nhiều mặt, phần lớn chưa được đào tạo một cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp so với yêu cầu; Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong quá trình CNH, HĐH. Trình độ quản lý nhà nước của nhiều CBCC cấp xã ở thành phố Sông Công còn hạn chế, còn nhiều người chưa được đào tạo hoặc đào tạo ở cấp thấp; Bên cạnh sự thiếu hụt, bất cập về số lượng và yếu kém về chất lượng, thì việc
xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và công tác sử dụng đội ngũ CBCC ở cơ sở chưa được các địa phương trong Thành phố quan tâm chỉ đạo một cách thoả đáng,...
b) Yếu kém về năng lực quản lý, điều hành, năng lực thực hiện
Qua khảo sát, thảo luận chúng tôi nhận thấy: Năng lực quản lý điều hành của một số CBCC cơ sở chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Phần lớn CBCC cơ sở chưa được đào tạo một cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp so với yêu cầu. Một số CBCC cơ sở có năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp. Một số CBCC còn có kỹ năng làm việc chưa thành thạo, tính chuyên nghiệp chưa cao. Một bộ phận CBCC chưa có thói quen xây dựng kế hoạch làm việc triển khai thực hiện chưa khoa học, còn lúng túng, thậm chí nhiều khi không đúng quy trình, quy định; Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết những công việc cụ thể còn gặp nhiều khó khăn,... Điều này đã ảnh hưởng đến thực thi công vụ của CBCC.
c) Nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức chưa đồng đều, thiếu chủ động, thiếu sáng tạo
Nhận thức trong đội ngũ CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc. Không ít CBCC cơ sở chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm. Phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ; thiếu khả năng bao quát tình hình, đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ mới. Đa số CBCC cơ sở chưa có khả năng tư duy, dự báo, xây dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp công việc còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả công tác không cao.
d) Yếu kém về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, tham nhũng, lãng phí
Một bộ phận nhỏ CBCC ở cơ sở thành phố Sông Công còn có biểu hiện sa sút về phẩm chất, đạo đức lối sống; Hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ người dân chưa cao, đạo đức, văn hóa giao tiếp bị xuống cấp; thái độ phục vụ không tốt, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa dân, gây phiền
hà cho nhân dân. Tình trạng tham nhũng, lãng phí đâu đó ở một số địa phương tuy đã có các giải pháp ngăn ngừa nhưng hiệu quả còn thấp. Nhiều CBCC có thái độ nhũng nhiễu, xử lý công việc máy móc, gây khó khăn cho người dân, nhận thức pháp luật hạn chế. Nhiều CBCC chưa xác định rõ trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động công vụ.
e) Quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ công chức còn hạn chế, cách đánh giá còn nặng về hình thức, tiền lương thấp
Bên cạnh sự thiếu hụt, bất cập về số lượng và yếu kém về chất lượng, thì việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và công tác sử dụng đội ngũ CBCC ở cơ sở ở thành phố Sông Công chưa được các địa phương trong Thành phố quan tâm chỉ đạo một cách thoả đáng. Bản thân nhiều cán bộ cấp xã chưa có ý thức thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực thi công vụ của CBCC chưa thực sự được coi trọng. Cách đánh giá chất lượng CBCC hiện nay còn mang nặng tính hình thức, bằng cấp, không tạo được động lực để cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tiền lương chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của CBCC.