4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng năng lực đội ngũ CBCC xã, phường trên địa bàn thành phố Sông Công trong việc thực thi các nhiệm vụ hướng tới CNH, HĐH;
- Những hạn chế, yếu kém, rào cản và yếu tố ảnh hưởng đến thực thi công vụ của đội ngũ CBCC cơ sở hiện nay;
- Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần năng cao năng lực để thực thi công vụ của CBCC xã, phường trong quá trình CNH, HĐH ở thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
2.3.Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Chủ yếu sử dụng tiếp cận hệ thống để thu thập và phân tích thông tin số liệu liên quan đến năng lực của CBCC cơ sở trong quá trình CNH, HĐH đang diễn ra ở địa phương.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước các cấp: tỉnh, thành phố, xã/phường liên quan đến số lượng, chất lượng CBCC cơ sở. Thu thập thông tin từ những báo cáo đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của thành phố Sông Công, các xã/phường trên địa bàn. Những số liệu này thu thập chủ yếu từ: UBND thành phố Sông Công, các phòng Nội vụ, Thống kê, Quản lý đô thị,…
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin số liệu có liên quan đến đề tài ở tất cả 10 đơn vị xã, phường trên địa bàn Thành phố, gồm ít nhất các thông tin chính như: Số CBCC xã; Đặc điểm danh tính CBCC; Chức vụ hiện tại đang đảm nhận; Học vấn, học vị; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Trình độ lý luận chính trị; Trình độ quản lý nhà nước,.... Để thực hiện phương pháp này, một bảng kiểm kê liệt kê các thông tin cần được thiết lập.
b) Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
Đối tượng điều tra là CBCC xã, phường tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này để điều tra sâu đối với CBCC về đặc điểm danh tính của CBCC (họ tên, tuổi, chức vụ, công việc hiện tại, thâm niên công tác, ngành nghề đào tạo, bậc đào tạo,....); Sự hài lòng/say mê trong công việc hiện tại; Khoảng cách từ nhà đến cơ quan, phương tiện đi lại; Thực trạng sử dụng website, điện thoại thông minh; Huấn luyện, tập huấn; Việc làm thêm, thu nhập; Sự hiểu biết về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; Khó khăn, rào cản trong tác nghiệp? Mong muốn nguyện vọng của CBCC,...
Để thực hiện phương pháp này một phiếu điều tra cần được thiết kế. Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở Phụ lục.
Phương pháp chọn mẫu điều tra: Tổng số lượng mẫu được lựa chọn để điều tra được tính theo công thức Slovin (1984) như sau:
n = N/(1 + N.e2)
Trong đó: n là dung lượng mẫu được lựa chọn để điều tra;
N: Tổng thể. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Sông Công có tổng số 176 CBCC cơ sở;
e: Sai số. Mẫu được chọn đảm bảo yêu cầu có sai số không vượt quá 7,5%, tức e = 0,075.
Áp dụng công thức trên, ta có n = 88,4, lấy tròn số là 90. Tức tổng số mẫu cần điều tra là 90 CBCC.
Số đơn vị phường, xã được lựa chọn để điều tra là 6 trên tổng số 10 đơn vị hành chính của Thành phố, gồm 3 phường nội thị (đô thị): Mỏ Chè, Phố Cò và Bách Quang và 3 xã ngoại thị (nông thôn): Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang. Lý do chọn các phường, xã này nhằm đại diện cho cả hai khu vực nội thị và ngoại thị của thành phố Sông Công.
Mỗi đơn vị phường, xã có 15 CBCC được lựa chọn để điều tra, nên dung lượng mẫu CBCC điều tra tại tất cả 6 đơn vị hành chính Mỏ Chè, Phố Cò, Bách Quang, Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang trên đây là 90 CBCC.
c)Phương pháp thảo luận nhóm
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để thảo luận với nhóm đối tượng là đại diện lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng Kinh tế, CBCC cấp cơ sở. Nội dung thảo luận là những khó khăn, thách thức, những hạn chế, rào cản, yếu kém và yếu tố ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC hiện nay; Giải pháp chủ yếu nhằm năng cao năng lực CBCC xã, phường trong quá trình CNH, HĐH. Đo lường mức độ khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10. Chi tiết cách đánh giá, cho điểm được trình bày ở Bảng 2.1 mục Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài, được trình bày ở mục tiếp sau trong chương này.
Như vậy, có ít nhất 3 cuộc thảo luận với nhóm đối tượng là đại diện lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng Kinh tế, CBCC cấp cơ sở trên đây, gồm (1) Thảo luận những khó khăn, thách thức, những hạn chế, rào cản, yếu kém của CBCC cơ sở địa phương; (2) Thảo luận, xác định và đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC hiện nay; và (3) Thảo luận giải pháp chủ yếu nhằm năng cao năng lực CBCC xã, phường trong quá trình CNH, HĐH.
2.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lí, trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kê KT - XH của Chi cục thống kê Thành phố, phòng Nội vụ,… cùng các ban ngành khác có liên quan.
- Phương pháp phân tích trên máy tính bằng phần mềm Excel với công cụ PivitTable. Phương pháp này sử dụng để tính toán thống kê thông dụng đối với
các thông tin định lượng trong phiếu điều tra được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như SD, SE, CV%.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là phương pháp đặc trưng trong nhiên cứu Địa lí học. Tác giả đã thiết lập bản đồ phân bố các loại cây trồng, vật nuôi,… trên cơ sở dữ liệu thu thập được và chồng xếp các bản đồ chuyên đề nhằm xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Đồng thời các mối liên hệ, các tác động qua lại còn được minh họa bằng nhiều biểu đồ và đồ thị.
- Phương pháp so sánh: So sánh năng lực CBCC cơ sở theo 2 nhóm: nhóm CBCC cơ sở ở nội thị, đô thị (tức phường) và nhóm CBCC cơ sở ở ngoại thị, nông thôn (tức xã).
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhóm thông tin về đặc điểm danh tính của CBCC cơ sở (họ tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại, e-mail, chức vụ hiện tại đảm nhận,....).
- Nhóm thông tin về trình độ, đào tạo của CBCC: Học vấn, lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ bằng cấp cao nhất, trình độ quản lý nhà nước (cử nhân, cao cấp, trung cấp, sơ cấp, chưa đào tạo), tập huấn, sự hài lòng/say mê với công việc hiện tại, khoảng cách từ nhà đến cơ quan, phương tiện đi lại, thu nhập, việc làm thêm,...
- Nhóm thông tin về trình độ tin học: sử dụng máy tính (word, excel), khả năng tìm kiếm thông tin trên website, khả năng sử dụng e-mail, chụp ảnh, sử dụng điện thoại thông minh,...
- Nhóm thông tin về năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác; chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao; năng lực tổ chức, quản lý,...
- Nhóm thông tin về kỹ năng mềm khác: Khả năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch, giám sát, kiểm tra,...
- Nhóm thông tin về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần, thái độ, yêu nghề nghiệp; kỹ năng tiếp dân, mong muốn, nguyện vọng của CBCC,...
- Nhóm thông tin về khó khăn, thách thức, rào cản, hạn chế, yếu kém và yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC hiện nay. Đo lường mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến thực thi công cụ của CBCC được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10, trong đó điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất, tương ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, và ứng với đó là các mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độảnh hưởng của một số yếu tốđến thực thi công vụ của CBCC
TT Thang điểm Mức độ Mức ý nghĩa
1 1,0-2,9 1 Rất thấp
2 3,0-4,9 2 Thấp
3 5,0-6,9 3 Trung bình
4 7,0-8,9 4 Cao
5 9,0-10,0 5 Rất cao
- Nhóm thông tin về giải pháp chủ yếu nhằm năng cao năng lực CBCC xã, phường trong quá trình CNH, HĐH ở thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng năng lực đội ngũ CBCC cơ sở trên địa bàn thành phố
Sông Công trong việc thực thi nhiệm vụ trong quá trình CNH, HĐH 3.1.1. Số lượng đội ngũ CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công
Như đã phân tích ở chương 1, cán bộ và công chức là những chức danh nghề nghiệp, được xác định trong Luật cán bộ công chức năm 2008 và được sửa đổi năm 2019. Trong đó, công chức, với tư cách là những chủ thể thực sự tiến hành các công vụ cụ thể. Đây là hạt nhân của nền công vụ và cũng chính là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hiệu lực, hiệu quả. Công chức cấp cơ sở (gồm xã, phường và cấp tương đương), là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã (hoặc cấp tương đương), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Còn cán bộ cấp cơ sở là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở cấp cơ sở (gọi chung là cấp xã), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Thông thường, năng lực của CBCC cơ sở được thể hiện qua ít nhất 5 tiêu chí: (1) Số lượng đội ngũ CBCC cơ sở, (2) Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cơ sở, (3) Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC cơ sở, (4) Trình độ quản lý nhà nước, và (5) Tuổi của CBCC cơ sở.
Về số lượng CBCC cơ sở: Thành phố Sông Công hiện có 10 đơn vị hành chính cấp xã và tương đương (gồm 7 phường: Phố Cò, Mỏ Chè, Thắng Lợi, Lương Sơn, Châu Sơn, Cải Đan và Bách Quang, và 3 xã: Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang). Theo số liệu điều tra, số lượng CBCC cấp xã, phường hiện nay (số liệu cập nhật năm 2020) ở thành phố Sông Công là 176 người, gồm 95 cán bộ (trong đó có 32 nữ, 63 nam) và 81 công chức (gồm 46 nữ và 35 nam). Tổng số CBCC cơ sở được giao theo biên chế là 212 người, gồm 111 cán bộ và 101 công chức, còn thiếu 16 cán bộ và 20 công chức. Như vậy, bình quân mỗi xã, phường còn thiếu tới 3,4 người (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Số lượng CBCC cơ sởở thành phố Sông Công
(Số liệu năm 2020; Đơn vị tính: người)
Địa phương Số cán bộ Số công chức Tổng cộng
Phố Cò 10 7 17 Mỏ Chè 10 7 17 Thắng Lợi 10 9 19 Lương Sơn 9 9 18 Châu Sơn 10 8 18 Cải Đan 8 8 16 Bách Quang 10 9 19 Bá Xuyên 10 8 18 Tân Quang 9 8 17 Bình Sơn 9 8 17 Tổng cộng 95 81 176 Được giao 111 101 212 Còn thiếu 16 20 36 Thiếu bình quân/xã, phường 1,6 2,0 3,6 Nguồn: Phòng Nội vụ và phân tích của tác giả, 2021
3.1.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cơ sở TP Sông Công
Về trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cơ sở: Năng lực của CBCC còn được thể hiện qua chất lượng đội ngũ CBCC. Theo cách hiểu thông thường, chất lượng CBCC được thể hiện thông qua chỉ tiêu trình độ chuyên môn, tức bậc học của CBCC cơ sở với 6 cấp học khác nhau, từ thấp đến cao là sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân/kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ.
Như ở chương 1 đã phân tích: Trình độ chuyên môn thể hiện quá trình đào tạo của bạn trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể, thông qua các trường lớp hay tổ chức đào tạo được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước. Mỗi quốc gia có những hệ thống phân cấp trình độ chuyên môn khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục của quốc gia đó. Ở Việt Nam chúng ta, chương trình đào tạo trình độ chuyên môn được chia theo 6 cấp bậc từ thấp đến cao như sau: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân (kỹ sư) đại học, thạc sỹ, và tiến sỹ. Tương ứng với đó là những bậc đào tạo trong hệ thống cấp bậc đào tạo hiện nay ở nước ta. Trình độ chuyên môn không chỉ bao gồm các kiến thức mà bạn tiếp thu được trong quá trình đào tạo, mà còn là khả năng vận dụng
kiến thức vào môi trường thực tế. Chính vì lẽ đó, các trường đại học, cao đẳng hiện nay rất chú trọng đến nội dung thực tập của các sinh viên năm cuối, giúp sinh viên hòa nhập với môi trường làm việc, rèn luyện và phát huy năng lực của mình trên cơ sở kiến thức được học.
Cũng cần lưu ý rằng: Trình độ chuyên môn và chuyên môn đào tạo có khác nhau. Chuyên môn đào tạo được định nghĩa là lĩnh vực, ngành nghề, kiến thức riêng của một ngành đã được đào tạo. Đi cùng với nó là khái niệm về công việc chuyên môn và trình độ chuyên môn. Công việc chuyên môn là công việc yêu cầu người lao động có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp dưới những kiến thức đã được đào tạo bài bản.
Như chúng ta đã biết: Trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa có khác nhau. Theo nghĩa thông thường: Trình độ chuyên môn là năng lực, khả năng giải quyết công việc và thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi kiến thức chuyên môn trong một môi trường làm việc cụ thể. Còn trình độ văn hóa là trình độ phát triển về nhận thức văn hóa, văn hóa ứng xử tuân theo các chuẩn mực của xã hội. Đây là một khái niệm tương đối rộng lớn, bởi vì khái niệm về “văn hóa” là một khái
niệm khá trừu tượng, bao gồm tất cả các vật chất, công cụ, ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật và tất cả những phát minh của con người trong lịch sử hình thành và phát triển nhân loại. Thông thường nhất, chúng ta nói trình độ văn hóa tức là nói về học vấn ở bậc giáo dục phổ thông.
Bảng 3.2. Bậc đào tạo cao nhất của CBCC cơ sở thành phố Sông Công
(Đơn vị tính %) Bậc đào tạo cao nhất Cán bộ Công chức Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tiễn sĩ 0 0,0 0 0,0 Thạc sĩ 3 3,2 4 4,9 Cử nhân/kỹ sư 73 76,8 65 80,2 Cao đẳng 2 2,1 4 4,9 Trung cấp 12 12,6 6 7,4 Sơ cấp 5 5,3 2 2,5 Tổng cộng 95 100,0 81 100,0 Nguồn: Phòng Nội vụ và phân tích của tác giả, 2021
Cũng như những gì liên quan đã phân tích ở chương 1, chúng ta có thể khái quát khái niệm chuyên môn nghiệp vụ như sau: Chuyên môn nghiệp vụ là toàn bộ khái niệm, quy trình, công cụ, phương tiện, kĩ thuật của một vị trí nhất định, dùng để phục vụ hoàn thành các yêu cầu đề ra cho công việc. Sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ thể hiện qua số năm kinh nghiệm trong nghề và được đánh giá qua 5 mức độ khác nhau, từ thấp đến cao: (i) Mức độ thứ nhất: Chủ
động tìm hiểu, ghi nhớ lý thuyết. (ii) Mức độ thứ hai: Có khả năng tổng hợp, hệ
thống hóa lý thuyết và cập nhật kiến thức mới. (iii) Mức độ thứ ba: Vận dụng
một cách có định hướng các kiến thức lý thuyết có được sau khi tìm hiểu, ghi nhớ, tổng hợp, hệ thống hóa và cập nhật vào công việc. (iv) Mức độ bốn: Đánh
giá được hiệu quả công việc của những người có cùng chuyên môn nghiệp vụ, phán đoán, phân tích được các tình huống bất ngờ. (v) Mức độ năm: Đây là mức