Tổng quan về thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp cơ sở

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công chức xã, phường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2.1. Tổng quan về thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp cơ sở

Năng lực thực thi công vụ của CBCC cơ sở (xã, phường) là "khả năng làm việc tốt", có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ do Nhà nước đặt ra. Một cơng chức có năng lực thực thi công vụ là người thể hiện được trên thực tế

"khả năng làm việc tốt" của mình bằng những kết quả, hiệu quả cụ thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tương tự như vậy, năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là khả năng và kết quả thực thi nhiệm vụ mang tính pháp lý cụ

thể của người cơng chức đó.

Trong thời gian qua việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về cơng tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước mà đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trịở cơ sở xã, phường, thị trấn", hệ thống chính

trị cơ sở các địa phương trong vùng ln được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm củng cố, xây dựng ngày càng hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương.

Thực thi công vụ của CBCC cấp cơ sở phụ thuộc nhiều vào chất lượng cán bộ. Tiêu chí để đánh giá chất lượng CBCC cũng đa dạng: Có thể là tỷ lệ giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng quy định về thời gian, quy trình, thủ tục; có thể là sự đo lường về mức độ thỏa mãn của người dân khi hưởng thụ dịch vụ hành chính liên quan đến các yếu tố, như sự hài lòng về thái độ phục vụ, sự hài lòng về thời gian giải quyết công việc của người dân,….. Chất lượng của CBCC ngồi những yếu tố nêu trên cịn phụ thuộc vào cơ cấu CBCC, đó là tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, giữa giới tính nam và nữ, giữa thành phần dân tộc, giữa cán bộ với công chức lãnh đạo, quản lý, công chức phụ trách chun mơn nghiệp vụ. Về tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC cấp cơ sở: Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Tiêu chí về năng lực chun mơn và kỹ năng cơng tác; Tiêu chí về uy tín trong cơng tác; Tiêu chí về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao; Tiêu chí về năng lực tổ chức, quản lý (Trần Anh Tuấn, 2009; Đỗ Quỳnh Liên, 2019; Lê Văn Phong,2020). Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước yêu cầu chất lượng đối với CBCC ngày càng cao, địi hỏi người CBCC

khơng những có trình độ, phẩm chất theo tiêu chuẩn CBCC mà còn phải gương mẫu, đi tiên phong về lý luận và thực tiễn, có tinh thần kỷ luật cao, có tư duy khoa học, lý luận sắc bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gắn bó với tập thể, với cộng đồng, có kỹ năng tốt trong việc kết hợp tri thức khoa học, kinh nghiệm, kỹ năng thực tiễn một cách nhạy bén, linh hoạt (trích theo Đỗ Quỳnh Liên, 2019).

1.2.2. Tổng quan khoa học một số nghiên cứu có liên quan và kinh nghiệm một sốđịa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công chức xã, phường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)