4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thành phố; là thành phố công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Địa giới hành chính thành phố Sông Công: Phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Phổ Yên; Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên: 98,37 km² với 10 đơn vị hành chính, gồm 7 phường và 3 xã nông thôn.
Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính: (1) Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 - 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Châu Sơn, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò và Bách Quang. (2) Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 - 100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thành phố trên địa phận các xã, phường Bình Sơn và Châu Sơn.
Khí hậu: Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 360C; thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 150C - 160C. Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét.
Thủy văn: Chảy qua địa bàn thành phố theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thành phố là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa. Sông Công chảy qua thành phố có chiều dài 14,8 km. Dòng sông Công được
chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ Núi Cốc nhân tạo rộng lớn. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của thành phố Sông Công. Sông Công - hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào: Phía Tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận xã Bá Xuyên và phường Cải Đan; phía Đông có 5 suối chảy qua địa phận xã Bá Xuyên, phường Cải Đan, Châu Sơn và Thắng Lợi.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của thành phố Sông Công chủ yếu từ sông Công với tổng chiều dài 95 km, bắt nguồn từ huyện Định Hoá, qua huyện Đại Từ, thành phố Sông Công, huyện Phổ Yên, rồi nhập vào sông Cầu tại khu vực Đa Phúc. Sông Công chảy qua thành phố theo hướng Bắc - Nam với tổng chiều dài là 14,8 km.
Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn thành phố không có các khoáng sản trữ lượng lớn như một số nơi khác trong tỉnh, chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết vón lớn (trên 30%), các bãi cát sỏi ở dọc sông Công, có thể khai thác với quy mô nhỏ.
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Thành phố Sông Công có 10 đơn vị hành chính cấp cơ sở, gồm 7 phường nội thị (Phố Cò, Cải Đan, Mỏ Chè, Châu Sơn, Bách Quang, Thắng lợi và Lương Sơn) và 3 xã nông thôn (Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang). Dân số 109.409 người, mật độ dân số 1.112 người/km2. Thành phần dân tộc gồm Kinh, Sán Chỉ, Cao Lan,...
Phát triển kinh tế: Những năm gần đây kinh tế của thành phố phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt khá, mức tăng trưởng bình quân đạt 17%/năm. Cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, xã hội đã và đang từng bước hoàn chỉnh, cải tạo và nâng cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Năm 2020 tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 9.250 tỷ đồng (tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2019); giá trị sản xuất ngành Nông lâm nghiệp thủy sản đạt 735,3 tỷ đồng (tăng 4,7% so cùng kỳ năm 2019); giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt trên 155 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn trên 334 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 70 triệu đồng/người/năm tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2019. Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được duy trì và đạt hiệu quả, công tác xây dựng nông thôn mới
đạt kết quả tích cực. Hiện trạng phát triển của thành phố đã tạo bước quan trọng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn thành lập thành phố Sông Công.
Mặc dù có diện tích tương đối nhỏ, xong thành phố Sông Công có tài nguyên du lịch khá phong phú. Là vùng đất thoải thuộc phía Tây của dãy Tam Đảo nối liền hàng trăm quả đồi bát úp màu xanh với những đồi chè, rừng cây và các thung lũng tự nhiên, những hồ nước quanh năm trong xanh (hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác), là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Thành phố nổi tiếng với khu di tích lịch sử Căng Bá Vân, đây là một trong những khu di tích lịch sử được Bộ Văn hoá công nhận. Nhà nước đã công nhận xã Bình Sơn là xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến.
Theo số liệu điều tra, số lượng CBCC cấp xã, phường hiện nay (số liệu cập nhật năm 2020) ở thành phố Sông Công là 176 người, gồm 95 cán bộ (trong đó có 32 nữ, 63 nam) và 81 công chức (gồm 46 nữ và 35 nam). Tổng số CBCC cơ sở được giao theo biên chế là 212 người, gồm 111 cán bộ và 101 công chức, còn thiếu 16 cán bộ và 20 công chức. Như vậy, bình quân mỗi xã, phường còn thiếu tới 3,4 người. Cán bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Sông Công với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hoá lâu đời, giàu bản sắc, đa dạng loại hình, chính vì thế, tài nguyên nhân văn của thành phố rất độc đáo giàu chất dân gian, có 26 di tích văn hóa lịch sử với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc được khôi phục và tổ chức hàng năm. Người dân lao động sáng tạo và khả năng tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo nên các giá trị phi vật thể đóng góp cho sự phát triển của Thành phố.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng năng lực đội ngũ CBCC xã, phường trên địa bàn thành phố Sông Công trong việc thực thi các nhiệm vụ hướng tới CNH, HĐH;
- Những hạn chế, yếu kém, rào cản và yếu tố ảnh hưởng đến thực thi công vụ của đội ngũ CBCC cơ sở hiện nay;
- Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần năng cao năng lực để thực thi công vụ của CBCC xã, phường trong quá trình CNH, HĐH ở thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
2.3.Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Chủ yếu sử dụng tiếp cận hệ thống để thu thập và phân tích thông tin số liệu liên quan đến năng lực của CBCC cơ sở trong quá trình CNH, HĐH đang diễn ra ở địa phương.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước các cấp: tỉnh, thành phố, xã/phường liên quan đến số lượng, chất lượng CBCC cơ sở. Thu thập thông tin từ những báo cáo đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của thành phố Sông Công, các xã/phường trên địa bàn. Những số liệu này thu thập chủ yếu từ: UBND thành phố Sông Công, các phòng Nội vụ, Thống kê, Quản lý đô thị,…
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin số liệu có liên quan đến đề tài ở tất cả 10 đơn vị xã, phường trên địa bàn Thành phố, gồm ít nhất các thông tin chính như: Số CBCC xã; Đặc điểm danh tính CBCC; Chức vụ hiện tại đang đảm nhận; Học vấn, học vị; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Trình độ lý luận chính trị; Trình độ quản lý nhà nước,.... Để thực hiện phương pháp này, một bảng kiểm kê liệt kê các thông tin cần được thiết lập.
b) Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
Đối tượng điều tra là CBCC xã, phường tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này để điều tra sâu đối với CBCC về đặc điểm danh tính của CBCC (họ tên, tuổi, chức vụ, công việc hiện tại, thâm niên công tác, ngành nghề đào tạo, bậc đào tạo,....); Sự hài lòng/say mê trong công việc hiện tại; Khoảng cách từ nhà đến cơ quan, phương tiện đi lại; Thực trạng sử dụng website, điện thoại thông minh; Huấn luyện, tập huấn; Việc làm thêm, thu nhập; Sự hiểu biết về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; Khó khăn, rào cản trong tác nghiệp? Mong muốn nguyện vọng của CBCC,...
Để thực hiện phương pháp này một phiếu điều tra cần được thiết kế. Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở Phụ lục.
Phương pháp chọn mẫu điều tra: Tổng số lượng mẫu được lựa chọn để điều tra được tính theo công thức Slovin (1984) như sau:
n = N/(1 + N.e2)
Trong đó: n là dung lượng mẫu được lựa chọn để điều tra;
N: Tổng thể. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Sông Công có tổng số 176 CBCC cơ sở;
e: Sai số. Mẫu được chọn đảm bảo yêu cầu có sai số không vượt quá 7,5%, tức e = 0,075.
Áp dụng công thức trên, ta có n = 88,4, lấy tròn số là 90. Tức tổng số mẫu cần điều tra là 90 CBCC.
Số đơn vị phường, xã được lựa chọn để điều tra là 6 trên tổng số 10 đơn vị hành chính của Thành phố, gồm 3 phường nội thị (đô thị): Mỏ Chè, Phố Cò và Bách Quang và 3 xã ngoại thị (nông thôn): Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang. Lý do chọn các phường, xã này nhằm đại diện cho cả hai khu vực nội thị và ngoại thị của thành phố Sông Công.
Mỗi đơn vị phường, xã có 15 CBCC được lựa chọn để điều tra, nên dung lượng mẫu CBCC điều tra tại tất cả 6 đơn vị hành chính Mỏ Chè, Phố Cò, Bách Quang, Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang trên đây là 90 CBCC.
c)Phương pháp thảo luận nhóm
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để thảo luận với nhóm đối tượng là đại diện lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng Kinh tế, CBCC cấp cơ sở. Nội dung thảo luận là những khó khăn, thách thức, những hạn chế, rào cản, yếu kém và yếu tố ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC hiện nay; Giải pháp chủ yếu nhằm năng cao năng lực CBCC xã, phường trong quá trình CNH, HĐH. Đo lường mức độ khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10. Chi tiết cách đánh giá, cho điểm được trình bày ở Bảng 2.1 mục Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài, được trình bày ở mục tiếp sau trong chương này.
Như vậy, có ít nhất 3 cuộc thảo luận với nhóm đối tượng là đại diện lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng Kinh tế, CBCC cấp cơ sở trên đây, gồm (1) Thảo luận những khó khăn, thách thức, những hạn chế, rào cản, yếu kém của CBCC cơ sở địa phương; (2) Thảo luận, xác định và đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC hiện nay; và (3) Thảo luận giải pháp chủ yếu nhằm năng cao năng lực CBCC xã, phường trong quá trình CNH, HĐH.
2.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lí, trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kê KT - XH của Chi cục thống kê Thành phố, phòng Nội vụ,… cùng các ban ngành khác có liên quan.
- Phương pháp phân tích trên máy tính bằng phần mềm Excel với công cụ PivitTable. Phương pháp này sử dụng để tính toán thống kê thông dụng đối với
các thông tin định lượng trong phiếu điều tra được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như SD, SE, CV%.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là phương pháp đặc trưng trong nhiên cứu Địa lí học. Tác giả đã thiết lập bản đồ phân bố các loại cây trồng, vật nuôi,… trên cơ sở dữ liệu thu thập được và chồng xếp các bản đồ chuyên đề nhằm xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Đồng thời các mối liên hệ, các tác động qua lại còn được minh họa bằng nhiều biểu đồ và đồ thị.
- Phương pháp so sánh: So sánh năng lực CBCC cơ sở theo 2 nhóm: nhóm CBCC cơ sở ở nội thị, đô thị (tức phường) và nhóm CBCC cơ sở ở ngoại thị, nông thôn (tức xã).
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhóm thông tin về đặc điểm danh tính của CBCC cơ sở (họ tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại, e-mail, chức vụ hiện tại đảm nhận,....).
- Nhóm thông tin về trình độ, đào tạo của CBCC: Học vấn, lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ bằng cấp cao nhất, trình độ quản lý nhà nước (cử nhân, cao cấp, trung cấp, sơ cấp, chưa đào tạo), tập huấn, sự hài lòng/say mê với công việc hiện tại, khoảng cách từ nhà đến cơ quan, phương tiện đi lại, thu nhập, việc làm thêm,...
- Nhóm thông tin về trình độ tin học: sử dụng máy tính (word, excel), khả năng tìm kiếm thông tin trên website, khả năng sử dụng e-mail, chụp ảnh, sử dụng điện thoại thông minh,...
- Nhóm thông tin về năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác; chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao; năng lực tổ chức, quản lý,...
- Nhóm thông tin về kỹ năng mềm khác: Khả năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch, giám sát, kiểm tra,...
- Nhóm thông tin về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần, thái độ, yêu nghề nghiệp; kỹ năng tiếp dân, mong muốn, nguyện vọng của CBCC,...
- Nhóm thông tin về khó khăn, thách thức, rào cản, hạn chế, yếu kém và yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC hiện nay. Đo lường mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến thực thi công cụ của CBCC được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10, trong đó điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất, tương ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, và ứng với đó là các mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độảnh hưởng của một số yếu tốđến thực thi công vụ của CBCC
TT Thang điểm Mức độ Mức ý nghĩa
1 1,0-2,9 1 Rất thấp
2 3,0-4,9 2 Thấp
3 5,0-6,9 3 Trung bình
4 7,0-8,9 4 Cao
5 9,0-10,0 5 Rất cao