3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN khối sự
3.2.3. Hoàn thiện khâu lập và phân bổ dự toán
* Cơng tác lập dự tốn hiện nay không sát thực tế mà chỉ mang tính hình thức do nó chưa thực sự là căn cứ để được giao và phân bổ ngân sách. Các đơn vị khối sự nghiệp giáo dục thường xây dựng tăng các khoản chi và giảm nguồn thu để được cấp nhiều hơn. Hơn nữa, dự toán thường được phân bổ muộn, lại bổ sung, điều chỉnh nhiều đặc biệt là cuối năm gây bị động trong chi tiêu ngân sách.
- Mục đích của gải pháp: Để nâng cao chất lượng dự tốn chi NSNN thì các đơn vị khối sự nghiệp giáo dục. Dự tốn khi đã giao thì hạn chế bổ sung, điều chỉnh. Để quá trình KSC được thuận lợi và thực hiện có hiệu quả dự tốn được giao. - Nội dung giải pháp: Để nâng cao chất lượng dự toán chi NSNN thì các đơn vị khối sự nghiệp giáo dục cần thực hiện nghiêm túc thời gian, trình tự lập, xét duyệt và phân bổ dự toán. Dự toán chi NSNN là căn cứ pháp lý cao nhất để các đơn vị thực hiện chi tiêu và cũng là căn cứ để KBNN thực hiện KSC. Để quá trình KSC được thuận lợi thì việc lập, duyệt và phân bổ NSNN phải được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, cơng khai, đảm bảo các đơn vị phải có dự tốn chi ngay từ những tháng đầu năm.
Dự toán chi NSNN phải được xây dựng từ cơ sở, đảm bảo phản ánh được từng chương trình gắn với nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho các đơn vị. Đồng thời phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của những khoản chi, mở rộng những khoản mục chi chi tiết và thu hẹp các khoản chi giao khoán. Tiến đến mọi khoản chi NSNN đều phải được xác định một cách chi tiết trong dự toán và đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước.
Đơn vị khối sự nghiệp giáo dục khi lập dự tốn cần tách biệt nguồn kinh phí giao khốn với những khoản chi không thực hiện cơ chế khoán; nguồn kinh phí thực hiện tự chủ và khơng tự chủ để KBNN có cơ sở kiểm sốt chi. Dự tốn kinh
84
phí cần xây dựng căn cứ nhiệm vụ, chức năng, khối lượng hàng hóa cung cấp, chi phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, giá cả thị trường. Dự tốn khi đã giao thì hạn chế bổ sung, điều chỉnh.