I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Các hƣớng giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh Nghệ an
lao động của tỉnh Nghệ an
+ Đào tạo nghề cho lao động: Tồn tỉnh hiện có 63 cơ sở đào tạo nghề cơng lập và ngồi cơng lập, mỗi năm đào tạo khoảng 7 vạn lao động, nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên gần 40%.
+ Trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở giới thiệu việc làm: Năm 2010, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An khai trương Sàn giao dịch việc làm, hàng năm, tư vấn và giới thiệu việc làm cho hàng nghìn lượt lao động và cùng với 20 cơ sở giới thiệu việc làm ra đời. Là nơi kết nối cung - cầu giữa người lao động và nhà tuyển dụng đã được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện cho nhiều lao động tìm được việc làm.
Số 8 - Tháng 6/2014 45
+ Xuất khẩu lao động: Theo thống kê đến 30/11/2009, trong gần 4 năm từ năm 2006 đến năm 2009 toàn tỉnh Nghệ an đã đưa được hơn 42.000 lượt lao động đi xuất khẩu; thị trường xuất khẩu lao động đi làm việc ở các nước Đài Loan chiếm 19%, Malaysia chiếm 35%, Hàn Quốc chiếm 5,7% , Nhật Bản chiếm 0,9%, các nước Trung Đông chiếm 10,4% và các nước khác còn lại chiếm 29%.
+ Giải quyết việc làm tại chỗ: Tỉnh Nghệ an chú trọng đến các biện pháp, chính sách nhằm duy trì và mở rộng các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế và các trang trại nông – lâm - ngư trên địa bàn để tạo nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động... Với những nỗ lực đó, từ năm 2006 – 2008, tồn tỉnh đã tạo việc làm mới cho hơn 97 nghìn lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3,55%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 82%. Thu hút đầu tư các dự án lớn, dự án trọng điểm, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Nghệ an, cần khuyến khích tạo điều kiện để phát triển các loại hình kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Thực hiện các chính sách, chương trình, đề án: Thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội tỉnh
Đảng bộ lần thứ 17; trích lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương từ ngân sách tỉnh với mức 2,5-3 tỷ đồng/năm; chính sách khuyến khích thu hút và đào tạo nghề cho lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh; liên kết các chương trình đầu tư phát triển kinh tế với giải quyết việc làm, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo Nghị định 127/NĐ-CP của Chính phủ