Cách đánh của Đặc công

Một phần của tài liệu Tập san số 8 2014 (Trang 110 - 111)

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2. Cách đánh của Đặc công

Cách đánh đặc cơng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát trong lời huấn thị của Người tại buổi lễ thành lập Binh chủng Đặc công 19/3/1967: “... Có thể nói, do chiến tranh du kích phát triển cao, đặc biệt cao, chiến thuật du kích lấy ít đánh nhiều và đi không tiếng về không tăm; bây giờ các chú cũng thế, cũng phải lấy ít đánh nhiều, nhưng mà to hơn nữa, cao hơn nữa, lấy ít đánh nhiều, lấy ít thắng nhiều”. Chiến thuật tác chiến của đặc công Việt Nam là tác chiến tiến công, phương pháp chủ yếu là bí mật luồn sâu vào hậu phương địch, đánh nhanh, đồng loạt trên tất cả các mục tiêu quan trọng, nhanh chóng rút lui.Trong các kỹ năng chiến thuật, kỹ năng vượt vật cản, ngụy trang và tồn tại là những kỹ năng quan trọng nhất.

Các chiến sĩ đặc cơng có khả năng vượt qua mọi vật cản với tốc độ cao và bền bỉ nhất. Họ có thể lên các tịa nhà cao tầng bằng các công cụ đơn giản như gậy đẩy, dây, móc mà khơng cần các phương tiện phóng, ném hiện đại

khơng có trong trang bị. Vượt qua là các loại rào kẽm gai nhiều tầng, nhiều lớp như : rào bùng nhùng, rào mái nhà, rào chống B40 và cả hàng rào điện tử. Giữ kỷ lục là căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu (Quảng Trị) với hàng rào dày tới 23 lớp. Bên dưới lớp rào là bãi mìn dày đặc với các loại claymore, con cóc, mìn râu, mìn lá... nhiều tầm sát thương. Người lính phải biết vận dụng đủ giác quan, từ xúc giác của tay để sờ, khứu giác để ngửi, thính giác, thị giác để để quan sát, nghe ngóng, phán đốn và cả... giác quan thứ sáu để thoát hiểm. Đó là phương châm thuộc nằm lòng "tai nghe, mắt thấy, tay sờ, chân đến và đoán đúng". Những chuyến đi trinh sát điều nghiên như vậy tuyệt đối không được để lại dấu vết. Đặc cơng nước có thể bơi liên tục hàng chục km, ngâm mình trên mặt nước cả ngày. Đặc cơng người nhái còn có thể "xuất quỷ nhập thần" hơn, lặn sâu vài chục mét rồi bất ngờ tấn cơng các mục tiêu khó nhất.

Kỹ năng ngụy trang của chiến sĩ đặc cơng là hịa nhập mơi trường, trong bất cứ môi trường đặc thù nào, họ cố gắng lẫn vào trong mơi trường đó bằng chính các vật liệu và chất liệu có sẵn. Họ hóa thành các khối đá, thành thân cây gỗ cháy đen, thành ụ đất đỏ, thành bãi, bụi cỏ, đôi khi chiến sĩ đặc công nằm nhiều giờ ngay trong một đám bèo trên ao, hồ bên cạnh

Số 8 - Tháng 6/2014  111 đường qua lại. Chiến sĩ đặc công

thơng thường chiến đấu sâu trong lịng địch, u cầu quan trọng là khả năng tồn tại trong môi trường nguy hiểm thường trực. Các đơn vị đặc công chiến đấu ở vùng ven hoặc các khu vực dân cư thưa thớt, không gian ngụy trang trống trải cịn phải tìm mọi cách tồn tại trong vùng hỏa lực, nhiễm chất độc hoặc ô nhiễm môi trường nặng nề. Họ phải tồn tại trong các hầm bí mật ngập nước nhiều ngày, tìm kiếm nước ngọt, thức ăn từ cây rừng, vùng khô cằn hoặc sử dụng thức ăn khô “lương khô” kết hợp với lọc nước tại chỗ để phục vụ nhu cầu bản thân. Khơng những thế, các phương pháp làm hầm bí mật trú quân, ẩn nấp ngay trong căn cứ của đối phương, sinh hoạt khơng có dấu vết, nấu thức ăn khơng có khói cũng là những giải pháp sống cịn mà chỉ có những người trong cuộc mới có thể hiểu hết nghệ thuật sinh tồn của họ.

Một phần của tài liệu Tập san số 8 2014 (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)