II. NỘI DUNG
2. Vai trò của Hành lang kinh tế Đông Tây đối với quá trình hộ
Đông - Tây đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
2.1. Vai trò của Hành lang kinh tế Đông - Tây đối với các nước ASEAN
Hành lang kinh tế Đơng Tây ra đời chính là sợi dây liên kết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hố xã hội giữa các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) nói chung và các địa phương nói riêng. Dự án hợp tác này có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xoá đói giảm nghèo.
Thứ nhất, các vùng, địa phương dọc tuyến hành lang của Lào, Thái Lan và Việt Nam đều là khu vực nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn. Do vậy, dự án này đã mở đường giúp xố đói giảm nghèo cho hàng triệu người ở cả 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường sức mạnh liên kết giữa các tiểu vùng trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, cho phép khai thác tiềm năng hợp tác và sự bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị
Số 8 - Tháng 6/2014 96
trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hố...
Thứ ba, góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch giữa các nước trong EWEC, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi từ trong và ngồi khu vực thơng qua việc kết nối với thị trường quốc tế trong khu vực Đơng Á.
2.2. Vai trị của Hành lang kinh tế Đông - Tây đối với các nước Việt Nam
Các địa phương của Việt Nam nằm ở đầu phía Đơng của Hành lang Kinh tế Đông - Tây, đầu mối thông thương ra biển Đông không chỉ của EWEC mà của cả Tiểu vùng Mekong mở rộng. Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng phát triển về vị trí địa lý, kinh tế biển, văn hoá, lịch sử, nhân lực cùng với một số tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của nước ta.
Như vậy có thể nói, Hành lang Kinh tế Đơng - Tây có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của các tỉnh Việt Nam thuộc khu vực, thể hiện ở một số mặt sau:
Thứ nhất, các tỉnh Việt Nam là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước thuộc khu vực hành lang. Thơng qua EWEC, chúng ta có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các vùng địa phương
sâu trong nội địa mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hoá và nguyên nhiên vật liệu.
Thứ hai,giúp các tỉnh Việt Nam gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị chủ động thúc đẩy kinh tế vùng thông qua mở rộng đầu tư, thương mại, du lịch, qua đó thúc đẩy giao lưu của người và hàng hoá qua lại giữa các địa phương thuộc Hành lang.
Thứ ba, Hành lang kinh tế Đông - Tây góp phần đẩy mạnh sự hợp tác liên kết du lịch giữa các vùng địa phương từ du lịch biển, du lịch sinh thái, môi trường, đến du lịch văn hoá, lịch sử...., từ đó góp phần nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân các tỉnh Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị.