Một số nhà giáo dục cho rằng: “SV không biết cách học là do thầy giáo không biết cách dạy, hay dạy không đúng cách”. Vậy để chuẩn bị cho một tiết giảng tốt, người thầy cần như thế nào?
2.1. Các vấn đề chung
2.1.1. Kiến thức chuyên môn vững vàng
Chuyên môn tốt là điều kiện cần để đổi mới phương pháp dạy học. Trong giờ học giảng viên cần làm chủ kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống liên quan đến kiến thức, kỹ năng có thể xảy ra. Việc làm chủ kiến thức thể hiện sự thoát ly giáo trình, giáo án trong giảng dạy cũng như trong trả lời các câu hỏi của sinh viên. Việc giảng viên dạy theo lối đọc chép, nhìn chép ơm đồm kiến thức sẽ dẫn đến tình trạng sinh vien mất trật tự, làm việc riêng phải mất nhiều thời gian nhắc nhở trong giờ học đều bộc lộ sự non yếu về mặt chuyên môn. Kiến thức chuyên môn là cái gốc để giảng viên tự tin khi lên lớp. Khơng có kiến thức chuyên mơn tốt thì chúng ta khơng thể có một giờ giảng tốt.
2.1.2. Năng lực sư phạm tốt
Năng lực sư phạm thể hiện ở việc xây dựng kế hoạch giờ giảng, trong đó những nội dung thể hiện rõ nét trong giáo án. Giảng viên phải suy nghĩ để có hệ thống câu hỏi, bài tập nhận thức cho sinh viên phù hợp với phần lý thuyết mình vừa đưa ra. Hoạt động học tập của sinh viên sẽ diễn ra sôi nổi, chủ
Số 8 - Tháng 6/2014 84
động, tích cực khi sinh viên có đối tượng nhận thức cụ thể. Trong quá trình tư duy trao đổi sinh viên sẽ thấy được mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm, sự mâu thuẩn giữa kiến thức đã học và kiến thức mới, kích thích sinh viên tìm tịi sáng tạo, cũng chính từ sự tìm tịi sáng tạo, khám phá giúp sinh viên có mối liên hệ hữu cơ giữa các kiến thức, giữa môn học này và môn học khác để giải quyết vấn đề.Mặc khác qua câu hỏi, bài tập nhận thức giúp sinh viên có mơi trường học tập tích cực, thân thiện, sự phối hợp giữa các sinh viên trong lớp.
Ví dụ: trong kinh tế vĩ mô ở tiết giảng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) và GNP (Tổng sản phẩm quốc dân), sau khi có khái niệm GDP và GNP câu hỏi đặt ra là trong 2 chỉ tiêu trên chỉ tiêu nào lớn hơn
- Ý kiến 1: Cho rằng GDP>GNP vì trong GDP có thêm phần giá trị sản phẩm,dịch vụ của người nước ngoài đến sản xuất ở trong nước. - Ý kiến 2: Cho rằng GNP>GDP vì cho rằng có thêm phần giá trị sản phẩm dịch vụ của người trong nước đi làm ở nước ngoài
Cả 2 ý kiến trên đều chưa đúng, việc xác định vấn đề trên còn phải căn cứ vào quốc gia đang nghiên cứu đó là nước kém phát triển hay nước phát triển…mà các sinh viên đã được trang bị ở môn học kinh tế quốc tế).Vậy nhiệm vụ của giảng viên là phải từ khái
niệm để phân tích điểm giống và khác nhau giữa 2 chỉ tiêu trên và hình thành chỉ tiêu NIA ( thu nhập yếu tố rịng từ nước ngồi)
GNP = GDP + NIA. Sau đó đưa ra một ví dụ thực tiễn bằng số liệu để xác đinh GDP, GNP.
Để xây dựng được câu hỏi, bài tập phù hợp với từng tiết học đòi hỏi giảng viên phải có trình độ chun mơn vững vàng, năng lực sư phạm tốt bởi sau mỗi câu hỏi bài tập như thế giảng viên phải “lái‟ cho đúng trọng tâm, sinh viên xây dựng xong thì giảng viên phải sửa sai, chốt ý, củng cố, mở rộng kiên thức.Nếu giảng viên khơng đủ trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm thì có thể giờ học bị phân tán,lệch hướng bài dạy, cháy giáo án…
Năng lực sư phạm còn thể hiện ở việc xử lý các tình huống sư phạm xảy ra trong lớp học: sinh viên nghe điện thoại, nhắn tin,nói chuyện, ngủ gật, khơng chú ý học. Có giảng viên được sinh viên nhận xét là hiền lành giờ thoải mái nhưng rất nghiêm túc, chất lượng cao. Nhưng có những giờ rất căng thẳng giảng viên “Đằng đằng sát khí” ln ln nhắc nhở nhưng chất lượng giờ học vẫn khơng cao. Thực chất là giảng viên có năng lực sư phạm thường có cái nhìn tổng quan và chi tiết, phân loại đối tượng , phán đoán hành vi của sinh viên để có biện pháp nhẹ nhàng nhưng hữu ích trên quan điểm vì học sinh thân yêu.
Số 8 - Tháng 6/2014 85 Ngồi ra năng lực sư phạm cịn thể
hiện sự phán đoán các diễn biến trong giờ học, sự bao quát sinh viên trong giờ học, sự am hiểu về tâm lý lứa tuổi, xu thế xã hội,điều kiện gia đình, đặc điểm bản thân. Các giảng viên có năng lực sư phạm tốt nhiều khi chỉ qua một cái nhìn, một lời chào hỏi, một nụ cười đã có sự cảm nhận, phán đốn về tình cảm, ứng xử của sinh viên đối với tiết học.
2.2. Các vấn đề cụ thể
2.2.1. Đề cương chi tiết cụ thể
Đề cương chi tiết môn học, học phần đã có mẫu thống nhất của phịng Đào tạo, đã được tổ Bộ môn, Khoa phê duyệt. Giảng viên lên lớp cần bám sát đề cương.
2.2.2. Giáo trình, tài liệu tham khảo
Giảng viên sẽ thông báo cho sinh viên sử dụng giáo trình, tài liệu tham khảo nào để sinh viên tiện việc theo dõi.
2.2.3. Giáo án
Giáo án chính là kế hoạch lên lớp của giảng viên. Trong giáo án cần thể hiện rõ:
- Mục tiêu bài học và các yêu cầu cần thực hiện
- Xác định thời gian, chủ đề, nội dung, phương pháp, cho một tiết giảng
- Cụ thể hóa phần nội dung GV trình bày
- Trình bày cấu trúc nội dung dạy học và logic các đơn vị kiến thức của bài giảng
- Lựa chọn và truyền tải nội dung trình bày trên lớp, nội dung cốt lõi cần trình bày
- Nội dung, vấn đề SV để SV trình bày và thảo luận trên lớp
- Nội dung, vấn đề SV cần giải quyết khi làm việc theo nhóm….
Tóm lại tất cả những cơng việc chuẩn bị của GV đều phải hướng tới một mục đích là: yêu cầu SV cũng phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo nhằm có thể tích cực đóng góp xây dựng bài và tiếp thu tốt nội dung bài học.
2.2.4. Q trình lên lớp
Q trình lên lớp chính là q trình thực hiện thiết kế mà GV đã xây dựng, tuy nhiên để phát huy tốt việc tự học của SV trong giờ lên lớp GV cần chú ý các vấn đề như:
- Tích cực huy động kiến thức SV đã có để tiếp thu cái mới: GV không nhắc lại kiến thức cũ mà thông qua đề cương hoặc sơ đồ đã giao cho SV chuẩn bị trên cơ sở đó kiểm tra, bổ sung phần kiến thức SV nắm chưa chắc hoặc nội dung cần mở rộng
- Khai thác tối đa những tình huống có vấn đề để phát huy vai trị chủ động tìm hiểu khám phá kiến thức và khả năng tư duy của SV
- Chuẩn bị, lựa chọn các ví dụ ngồi giáo trình, các ví dụ có tính thực tiễn, sinh động. Công việc này cũng là một cách làm gương cho SV về vấn đề tự học.
Số 8 - Tháng 6/2014 86
- Khai thác và áp dụng linh hoạt sơ đồ, biểu, bảng trong bài giảng: Điều này sẽ giúp SV dễ hiểu, dễ nhớ, SV buộc phải sử dụng ngơn ngữ của mình để biểu đạt nhờ vậy khả năng tư duy logic và diễn đạt được nâng cao.
- Chốt lại mạch kiến thức và các kiến thức cốt lõi ( Củng cố)