Một số chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vẫn cịn có nhiều điều bất cập cho phụ nữ thực hiện chức năng “kép”

Một phần của tài liệu phụ nữ hưng yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hiện nay (Trang 81 - 87)

nhiều điều bất cập cho phụ nữ thực hiện chức năng “kép”

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trước hết bằng hệ thống chính sách, pháp luật vì sự tiến bộ của phụ nữ. Song việc biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thành hiện thực cuộc sống còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân là lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể chưa quan tâm đúng mức việc quán triệt quan điểm giới vào việc hoạch định và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ hồn thành tốt cơng việc gia đình và cơng việc xã hội. Điển hình như:

Một là, chính sách đối với chế độ nghỉ thai sản ở Việt Nam mới chỉ dành

cho những đối tượng sau đây:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Đối tượng là những phụ nữ làm nông nghiệp, làm nghề bn bán thì chế độ thai sản dường như chưa có được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Đây là đối tượng chịu nhiều thiết thòi nhất, thời gian nghỉ sinh của họ gần như khơng có, trừ những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hơn thì họ có thể th người giúp việc. Đa phần cịn lại chỉ sau thời gian sinh một tháng, thậm chí là nửa tháng là họ bắt đầu phải lao động và làm những cơng việc chăm sóc gia đình và đồng áng.

Theo kết quả phỏng vấn sâu của chúng tôi, hầu hết chị em làm nông nghiệp đều vất vả, bận rộn và không được nghỉ ngơi nhiều sau khi sinh khiến cho sức khoẻ của chị em không được đảm bảo. Giải pháp nào cho vấn đề này còn là một câu hỏi lớn đang được đặt ra cho các cấp, các ngành hiện nay [Hộp 3].

Cùng với q trình đơ thị hố, các dịch vụ xã hội, nhà trẻ cũng đã xuất hiện khá nhiều ở Hưng Yên thời gian qua. Tuy nhiên, những dịch vụ này nhiều nơi, đặc biệt là ở các khu cơng nghiệp cịn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế và chưa đảm bảo được chất lượng; nếu có thì giá thành lại khá cao, kinh tế nhiều gia đình khơng thể gánh vác nổi. Vì thế, nhiều chị em phụ nữ, ngay cả bộ phận trí thức cũng rất vất vả và tốn nhiều thời gian trong việc chăm sóc con cái.

Hai là, việc triển khai luật pháp, chính sách về bình đẳng giới chậm và

thiếu chỉ đạo tập trung. Các văn bản hướng dẫn Luật Bình đẳng giới chưa hồn chỉnh và đồng bộ làm hạn chế khả năng thực hiện bình đẳng giới. Luật Bình đẳng giới quy định trách nhiệm của các cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều cơ quan chủ trì soạn thảo cịn gặp khó khăn trong việc thực hiện quy trình, thủ tục lồng ghép giới. Cho đến nay chưa có đánh giá

chính thức về mức độ thực hiện quy đinh này kể từ khi Luật Bình đẳng giới có hiệu lực. Vì vậy, những ngun nhân vướng mắc liên quan đến như sự phối hợp của các cơ quan, bộ ngành về quy trình thẩm định hay vấn đề kỹ năng… chưa được xác định một cách thấu đáo để có cơ sở khắc phục.

- Số liệu tách biệt theo giới phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lập ngân sách chưa được quan tâm đúng mức để xây dựng ở từng bộ, ngành cũng như trong cả nước. Hậu quả là chất lượng tuyên truyền giáo dục nhất là tuyên truyền về luật pháp còn mức độ, mới chỉ quan tâm đến bề rộng chưa có chiều sâu; cơng tác nắm bắt diễn biến tư tưởng của hội viên phụ nữ ở một số cơ sở, thời điểm còn chưa sâu sát, kịp thời; vẫn còn một bộ phận phụ nữ nghèo, hạn chế về nhận thức, bị xâm hại, vi phạm pháp luật.

- Một số chính sách, pháp luật chuyên ngành được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung cịn chưa tính đến yếu tố giới hoặc có một số quy định chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế (tuổi về hưu, …); một số quy định khó thực hiện trên thực tế (các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động nữ vơ hình chung trở thành rào cản khiến phụ nữ khó hoặc mất cơ hội có việc làm).

Chẳng hạn, trên thực tế, số lao động nữ được hưởng chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức theo chính sách của Luật rất ít; một số chế độ thai sản như “nghỉ

60 phút cho con bú”, “30 phút vệ sinh kinh nguyệt” bị vi phạm. Lý do không

phải người lao động khơng biết về quyền lợi của mình nhưng phần lớn họ đều làm trong các doanh nghiệp mang tính dây chuyền sản xuất như may mặc, da giầy, chế biến thuỷ sản… Do vậy, phần lớn họ không thắc mắc, hoặc thậm chí “khơng dám” địi hỏi quyền lợi đó. Bên cạnh đó, thời gian họ được nghỉ chính đáng ấy lại khơng được thể hiện trong tiền lương bởi phần lớn các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ khốn tiền lương theo sản phẩm. Việc khơng cho con bú thường xuyên lại dẫn đến hệ quả sức khoẻ của con giảm sút, hay đau yếu vì khơng có sữa mẹ. Bộ luật Lao động cũng quy định: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng khơng quá

4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm khơng được q 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động”. Nhưng trên thực tế, do áp lực của việc khoán tiền lương, định mức cao và thời hạn thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp, điều khoản này của Bộ Luật cũng bị vi phạm ở nhiều nơi. Việc sử dụng một phần trong tổng số vốn đầu tư hằng năm để chi phí cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ (như nhà vệ sinh, buồng thay quần áo, nhà tắm dành cho nữ, nước sạch…) theo Nghị định 23/CP (hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về chính sách lao động nữ) cũng không được các doanh nghiệp thực hiện do điều kiện thiếu vốn hoặc do cố tình “lờ” đi…

Nghị định 23/CP cũng cho phép các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được hưởng chính sách ưu đãi trong việc vay vốn với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm, hỗ trợ kinh phí từ Quỹ này, được giảm thuế… Thế nhưng những chính sách ưu tiên này rất khó được thực hiện bởi có những thời kỳ cao điểm có hàng chục lao động nữ nghỉ sinh con, doanh nghiệp khơng tìm được người thay thế… Nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền. Đó cũng là ngun nhân dẫn đến tình trạng có rất ít doanh nghiệp làm các thủ tục xin đăng ký là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và tiến hành các thủ tục xin miễn giảm thuế (vốn rất mất thời gian và công sức) bởi số tiền ưu tiên này không đủ để doanh nghiệp chi tiêu vào các khoản chế độ cho lao động nữ.

Bên cạnh đó, dù Bộ luật Lao động quy định “ưu tiên tuyển lao động nữ”, nhưng tâm lý chung của các doanh nghiệp là ngại tuyển lao động nữ bởi hiện nay, với nền kinh tế thị trường, các chi phí sử dụng lao động nữ cao hơn so với lao động nam, nên (trừ một số nghề như dệt may, chế biến thực phẩm...) nhiều doanh nghiệp chỉ muốn tuyển dụng lao động trẻ để sa thải lao động nữ đã có tuổi, tay nghề thấp...

- Chiến lược quốc gia vì bình đẳng giới của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ở Hưng Yên còn chậm được triển khai.

- Việc truyền thơng rộng rãi về Luật bình đẳng giới hầu như chưa được quan tâm. Vì thế mà người dân cũng như các cơ quan ban ngành còn hiểu biết hạn chế về luật này.

- Đội ngũ cán bộ làm cơng tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đang trong quá trình ổn định, tại các tỉnh đa phần chưa có cán bộ chuyên trách; đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về kiến thức, hạn chế trong kỹ năng hoạt động.

- Kinh phí chi cho cơng tác bình đẳng giới cịn q ít và phụ thuộc vào “sự quan tâm” của từng địa phương. Hầu hết mới chỉ tính tốn được ở khoản ngân sách cấp cho một số hoạt động “bề nổi” của các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và một số ít cho cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới (sau khi Luật Bình đẳng giới năm 2006 ra đời).

Chính vì vậy chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ cần phải đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội là điều kiện tiên quyết để chị em tham gia tích cực vào các hoạt động trong gia đình và ngồi xã hội. Đổi mới và hồn thiện chính sách đối với phụ nữ cần thiết phải xuất phát từ thực tiễn, phải có quan điểm giới và sự phát triển, tìm hiểu người phụ nữ đang sống như thế nào, họ đang mong muốn gì, đang gặp khó khăn thuận lợi gì trong đời sống gia đình và đời sống cá nhân, đâu là vấn đề then chốt cần giải quyết bằng những chính sách cụ thể để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của phụ nữ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy, khi ở vào thời kỳ mới, phụ nữ Hưng Yên đã đạt được nhiều thành tựu trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. Họ đã khẳng

định được vị trí và vai trị của mình và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiện nay, để khẳng định và phát huy vai trị của mình, phụ nữ Hưng n có nhiều mặt thuận lợi do sự phát triển kinh tế mang lại, nhưng đồng thời với nó là những thử thách họ cần phải vượt qua. Người phụ nữ chịu sự tác động của môi trường xã hội và ngược lại, người phụ nữ cũng tác động tới sự vận động của xã hội. Sự tác động của xã hội đối với phụ nữ bao gồm cả hai mặt: tích cực và tiêu cực. Điều kiện kinh tế-xã hội, sự phát triển kinh tế-xã hội trong tiến trình đổi mới đất nước là cơ hội cho phụ nữ nói chung và phụ nữ Hưng Yên tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để khẳng định mình, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Tuy nhiên, do xuất phát điểm còn thấp, kinh tế nhiều thành phần, mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động khơng nhỏ đến việc thực hiện các chức năng gia đình và cơ hội tham gia hoạt động xã hội của phụ nữ. Người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai mơi trường này, người phụ nữ mới thể hiện, thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng của mình. Đó là: người phụ nữ có cơng việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đồn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho bản thân… Người phụ nữ của một gia đình hiện đại cịn phải là người biết tự nâng tầm nhận thức của mình, ý thức được vai trị của mình trong gia đình và biết tự bảo vệ chính mình. Việc mỗi người phụ nữ trong mỗi gia đình có khả năng giải phóng cho chính mình, cân bằng cơng việc xã hội và cơng việc gia đình được coi là một phẩm chất cần thiết để hồn thiện gia đình. Phấn đấu xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc’ với đúng nghĩa là tế bào, nền tảng của xã hội là mục tiêu cấp bách và lâu

dài, địi hỏi sự quan tâm cả từ phía các tổ chức xã hội, mọi cấp ,mọi ngành, đến từng gia đình và sự nỗ lực của mỗi người phụ nữ cùng góp sức để thực hiện tốt mục tiêu trên.

Chương 3

Một phần của tài liệu phụ nữ hưng yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hiện nay (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w