Vai trị người cơng dân, một thành viên trong xã hộ

Một phần của tài liệu phụ nữ hưng yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hiện nay (Trang 35 - 38)

Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội.

Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trị khơng thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là:

Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội.

Với tư cách là người tham gia và thường là một chủ thể các hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất, người phụ nữ góp phần quan trọng vào sự đảm bảo các nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của gia đình. Hoạt động này, trước hết và chủ yếu xuất phát từ các nhu cầu lợi ích của mỗi gia đình. Nhưng tự nó, lao động ấy đã góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất, phát triển kinh tế của xã hội. Bằng hình thức lao động này, phụ nữ trở thành lực lượng lao động cơ bản của xã hội và của mỗi gia đình.

Về tính chất trực tiếp, phụ nữ trong gia đình tạo hiệu quả kinh tế cũng không kém so với nam giới - các thành viên khác trong gia đình. Họ khơng chỉ tham gia làm cơng ăn lương như nam giới ở các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội nhà nước và tư nhân... mà trên thực tế còn trực tiếp tạo ra kinh tế cho gia đình bằng các sản phẩm tự cung, tự cấp và trao đổi hàng hoá với khối lượng rất đáng kể. Chẳng hạn, việc chăm sóc vườn cây ăn trái, trồng trọt các loại rau, củ, quả; nuôi gia cầm, gia súc và nuôi cá; làm những nghề như thêu thùa, đan lát, may vá, dệt vải, làm đồ gốm, thủ công mỹ nghệ, dạy học… góp phần quyết định vào việc thu nhập kinh tế cho gia đình.

Trong số các hoạt động lao động mang tính gián tiếp, các hoạt động: quét dọn nhà cửa, đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc người già, người ốm, trẻ em... do người phụ nữ thực hiện chiếm tỷ lệ thời gian khá cao so với các thành viên khác trong gia đình. Phụ nữ giữ vai trị chủ yếu trong những cơng việc gián tiếp mang lai hiệu quả kinh tế cho cả gia đình. Điều đáng nói hơn là, trong quan niệm của nhiều người hiện nay thì các cơng việc nội trợ, gia đình là những cơng việc “nhỏ nhặt”, thuần t gia đình và là cơng việc dành cho phụ nữ.

Trên cả hai bình diện ý nghĩa kinh tế và cường độ lao động, thì đây là một quan niệm sai lầm. Trước hết, như đã chỉ ra ở trên, các hoạt động lao động có vẻ như thuần tuý gia đình, nội trợ ấy, về thực chất là lao động nhằm tái sản xuất ra sức lao động cho mọi thành viên - người lao động trong gia đình. Với ý nghĩa ấy, hoạt động này vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội. Thêm vào đó, đây là những cơng việc địi hỏi cường độ lao động cao và tốn nhiều thời gian, sức lực của người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn nhận một cách thuần t cơ học thì khơng thể thấy hết giá trị và ý nghĩa to lớn của các công việc “nội trợ” này. Một căn nhà, với các phòng ở, vườn tược được thu vén bài trí đẹp mắt, những đứa con ngoan ngỗn thơng minh, những bữa cơm thân mật và ấm cúng, những giờ phút nghỉ ngơi thoải mái… không chỉ mang ý nghĩa văn hố gia đình mà cịn thực sự là các giá trị xã hội, giá trị kinh tế rất lớn khi nó biểu hiện một cách âm thầm nhưng mạnh mẽ, quyết định tái sản xuất ra chính sức lao động. Với ý nghĩa đó, chúng ta khơng nên nhìn nhận, phân tích nội dung chức năng kinh tế của gia đình mà chỉ nhìn vào các hoạt động sản xuất, tiêu dùng thơng qua các số liệu nói lên thu nhập mức sống vật chất dù đó là những chỉ báo cơ bản, nhưng không phải là tất cả của chức năng ấy. Do đó, xem xét vai trị phụ nữ trong gia đình và cả đối với xã hội cũng cần dựa trên sự phân tích tồn diện ấy.

Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trị sáng tạo nền văn hố nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đơng đảo phụ nữ.

Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ cịn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại.

Trải qua nhiều thời đại, càng ngày nền văn minh của con người càng tiến bộ. Cũng chính vì thế mà vai trị của phụ nữ cũng thay đổi theo. Với quan niệm cho rằng người đàn bà phải ở nhà trơng con, lo việc nội trợ hình như khơng cịn

phù hợp ở thế kỷ 21 này. Trong thời đại mới, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn thiên chức của mình, phải khơng ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hố, hồn thiện về tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính tốn, dự liệu, thơng minh, linh hoạt, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học để phục vụ công tác.

Một phần của tài liệu phụ nữ hưng yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hiện nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w