Những hạn chế

Một phần của tài liệu phụ nữ hưng yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hiện nay (Trang 69 - 75)

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội của phụ nữ Hưng Yên, hiện nay họ vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.

Ở Hưng Yên hiện nay với sự tạo điều kiện cho dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Hưng Yên tăng lên, mở ra nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, tạo nhiều cơ hội làm việc cho người lao động khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, mở ra những hướng phát triển cho phụ nữ. Tuy nhiên, cùng với đó hàng loạt những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống gia đình của chính họ và nhiều người cũng chưa tìm ra được cách giải quyết cho bản thân và gia đình mình.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, để theo được cơng việc của mình u thích, người đàn ơng cần phấn đấu một thì người phụ nữ (nhất là khi đã lập gia đình, sinh con) phải cố gắng đến hai, ba thậm chí là nhiều hơn nữa để có thể gánh lấy một bên là gánh nặng gia đình, một bên là cơng việc và áp lực kinh tế. Để làm tốt được vai trị của mình trong gia đình và ngồi xã hội là một bài tốn không đơn giản đối với nhiều chị em hiện nay. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chức năng kép của mình phụ nữ Hưng Yên đang gặp những tồn tại và hạn chế sau đây:

Thứ nhất, một bộ phận chị em đề cao chức năng kinh tế (xã hội) chưa thực hiện tốt chức năng gia đình.

Hiện nay ở Hưng n, có một bộ phận chị em có việc làm và thu nhập ổn định, đóng góp kinh tế cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, do mải mê với công việc nên họ khơng có thời gian chăm sóc gia đình, chăm sóc bản thân, các mối quan hệ trong gia đình bị hạn chế. Họ cho rằng chỉ cần kiếm thật nhiều tiền thì sau này con cái của họ sẽ được sung sướng. Từ quan niệm đó, họ lao vào guồng quay của nền kinh tế thị truờng, bỏ bê việc chăm sóc, giáo dục con cái, giao phó cơng việc đó cho nhà trường và người giúp việc. Thực tế đó đã dẫn tình trạng một số chị thành đạt trong cơng tác ngồi xã hội nhưng gia đình gặp phải những khó khăn: con cái hư hỏng, sa đà vào những tệ nạn xã hội… Điều này đã làm cho bản thân chồng và gia đình chồng khơng thoải mái, ảnh hưởng đến hạnh phúc bền vững của gia đình. Bộ phận này chủ yếu rơi vào những chị em làm nghề kinh doanh, buôn bán, đặc biệt là những chị em phải xa quê hương đến các tỉnh thành khác kiếm sống, đặc biệt ở các nơi như: xã Phù Ủng huyện Ân Thi, Thị trấn Yên Mỹ huyện Yên Mỹ; xã Đồng Tiến, Hồng Tiến huyện Khoái Châu;.... Thực tế đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát huy vai trị của phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ và kìm hãm sự phát triển chung của xã hội.

Những năm gần đây, nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, trộm cắp, tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang trở thành

một vấn đề hết sức gay gắt của đời sống xã hội. Những tệ nạn xã hội này không chỉ phá tan các quan hệ truyền thống tốt đẹp của xã hội, mà còn trực tiếp tàn phá mạnh mẽ đời sống kinh tế và đời sống văn hố tinh thần của các gia đình. Khơng một gia đình nào có thể giàu có và hạnh phúc được khi trong gia đình, các thành viên mắc các tệ nạn cờ bạc, nghiện hút và phạm tội. Lẽ dĩ nhiên là cũng khơng có một cộng đồng dân cư nào ổn định và phát triển được nếu bao chứa trong lịng nó những đối tượng tệ nạn xã hội.

Thứ hai, một bộ phận chị em phụ nữ khơng tích cực tham gia hoạt động xã hội, đề cao chức năng gia đình.

Những chị em khơng tích cực tham gia hoạt động xã hội thu nhập thường thấp, phụ thuộc vào chồng, trình độ học vấn thấp. Họ thường hồn thành tốt những cơng việc nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, do bị phụ thuộc về mặt kinh tế, lại ít tham gia các hoạt động xã hội nên nhận thức xã hội của họ thường hạn chế, tiếng nói trong gia đình gần như khơng có. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con cái và đối nhân xử thế của người phụ nữ. Bộ phận này chủ yếu rơi vào những chị em là công nhân các xưởng tư nhân trong các làng, cơng việc bấp bênh mang tính thời vụ. Chẳng hạn như các chị em làm trong các xưởng may gia công, làm mũ cối ở Chỉ Đạo (Văn Lâm); chế biến long nhãn ở Phương Chiểu, Phương Sỹ (Tiên Lữ)…

Về mặt khách quan, Ở Hưng Yên hiện nay tư tưởng “trọng nam khinh

nữ” vẫn còn khá nặng nề ở một số nơi và ở nhiều người ảnh hưởng nhiều đến

việc thực hiện quyền con người của phụ nữ. Do ảnh hưởng của tư tưởng cũ nên một bộ phận khơng nhỏ nhân dân cịn bị ràng buộc khá nặng nề bởi những khuôn mẫu về giới. Phụ nữ vẫn được coi là người đảm nhận chính các cơng việc nội trợ, chăm sóc gia đình, nam giới được gia đình và xã hội kỳ vọng phải trở thành người thành đạt, bảo đảm kinh tế của gia đình và thường bị kỳ thị khi làm những công việc được cho là chỉ dành cho phụ nữ (nội trợ, giáo viên mầm non và cấp tiểu học, y tá...). Từ suy nghĩ đó, nhiều người cổ suý cho việc đưa phụ nữ trở về với cơng việc gia đình, khơng nhất thiết phải

học hành phấn đấu như nam giới. Do vậy, nhiều phụ nữ bị hạn chế trên con đường học tập, lao động, phấn đấu và vươn lên trong sự nghiệp, giảm khả năng đóng góp về sức lực và trí tuệ cho xã hội.

Khơng những thế, nhiều phụ nữ Hưng Yên hiện nay cịn có tư tưởng là phụ nữ thì phải làm tốt những cơng việc nội trợ trong gia đình, chăm sóc gia đình, chồng con và đó là “thiên chức” của người phụ nữ. Thậm chí có những bà mẹ có con gái ngay từ lúc nhỏ đã giáo dục con theo quan niệm như vậy [Hộp 2].

Mặt khác, về mặt tâm lý truyền thống, phụ nữ Việt Nam có xu hướng “nhường bước” nam giới trong việc giành những chức vụ cao trong kinh doanh và khoa học. Một phần thói quen phổ biến hiện nay người chồng vẫn khó chấp nhận người vợ hơn mình, nhất là về trình độ học vấn. Ở nơng thơn người chồng là nơng dân càng khó chấp nhận vợ làm cán bộ và đa số người vợ cũng cho đó là chuyện ngược đời. Nhiều chị tự ti về năng lực, trình độ học vấn của mình, thiếu tinh thần học tập vươn lên, bằng lịng với cuộc sống hiện tại, chỉ toàn tâm, toàn ý chăm lo cho gia đình, sẵn sàng dành cơ hội thăng tiến cho chồng.

Một điều khơng thể phủ nhận là sự nhìn nhận chưa đúng mức tầm quan trọng của bình đẳng giới, vai trò và năng lực của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội cùng những biểu hiện định kiến hẹp hịi về giới, chủ trương của các cấp chính quyền địa phương về cơng tác cán bộ nữ chưa được quán triệt thực hiện đầy đủ trong qui hoạch, tạo nguồn, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ. Đó là những khó khăn, thách thức lớn của phụ nữ Hưng n trong tiến trình hội nhập.

Ngồi ra, ở khơng ít cơ quan, mặc dù một số chị em có năng lực, trình độ và kinh nghiệm cơng tác, nhưng do định kiến giới người phụ nữ vẫn không được đề bạt giữ những chức vụ quan trọng, coi nam giới ở vị trí lãnh đạo tốt hơn phụ nữ. Hơn nữa, trong các kỳ bầu cử người ta thường gạt phụ nữ ra khỏi danh sách bầu cử. Không ủng hộ phụ nữ làm công tác xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý còn thấp ở

Hưng Yên. Trong cơ quan dân cử: Nữ đại biểu Quốc hội khoá XII là 2/7, chiếm 28,6%. Nữ đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004 - 2011: Cấp tỉnh là 13/52, chiếm 25%; cấp huyện là 90/327 chiếm 27,5%; cấp cơ sở là 931/4.024 chiếm 23,1%. Nữ tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ 2010 - 2015: Cấp tỉnh là 7/55 chiếm 12,7%; cấp huyện là 71/444 chiếm 16%; cấp cơ sở là 17,8%...[26, tr.4].

Thứ ba, một bộ phận chị em phụ nữ thiếu khoa học trong việc thực hiện chức năng kép.

Hiện nay ở Hưng Yên, một bộ phận chị em vừa đi làm kiếm tiến vừa gánh vác trách nhiệm chăm sóc gia đình. Do phải đảm đương cả hai vai trị nên họ bị quá tải về thời gian và sức khoẻ. Những trường hợp này, chị em thường đi làm cầm chừng, hiệu quả kinh tế không cao, đồng thời cơng việc gia đình khơng hồn thành như mong muốn của chồng, con và gia đình nhà chồng. Hậu quả là, xã hội nhìn nhận, đánh giá thấp vai trị của họ trong công việc xã hội: “làm như đàn bà”; khơng những thế trong gia đình vị trí của họ cũng bị coi nhẹ. Bộ phận này chủ yếu rơi vào những chị em làm công nhân cho các công ty may, giày da, chế biến lương thực thực phẩm…

Chị Hà làm công nhân cho một công ty may liên doanh ở khu cơng nghiệp Phố Nối B (Mỹ Hào), thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng. Hơm nào về sớm là 8 giờ, khơng thì đến tận 10 giờ, về đến nhà lại lăn xả vào những công việc: dạy con, dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa. Thời gian để chị nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, đọc báo, xem các chương trình trên truyền hình… gần như khơng có. Khơng riêng chị Hà, hiện nay những chị em làm việc trong các công ty liên doanh ở Hưng Yên đều trong tình trạng như vậy.

Qua khảo sát ở một số nhóm lao động ở nông thôn, lao động khu vực phi nông nghiệp, khu vực cơ quan nhà nước thì thời gian làm việc trung bình của phụ nữ là 13giờ/ngày, trong khi đó nam giới trung bình là 9 giờ/ngày. Do vậy,

so với nam giới phụ nữ ít có thời gian học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội hơn.

Vì vậy, hiện nay đa số chị em phụ nữ Hưng n vẫn phải gồng mình để lo trọn việc ngồi xã hội và việc nhà, đặc biệt là bộ phận làm công nhân và buôn bán nhỏ. Họ hầu như khơng có thời gian để giải trí và chăm lo cho bản thân; sự sẻ chia, thông cảm của người chồng đối với vợ trong cơng việc gia đình dường như cịn rất ít. Vì vậy, khi được hỏi trong gia đình ai làm những cơng việc sau đây nhiều hơn thì phân tích tỷ lệ % lựa chọn là:

Nấu ăn Giặt giũ Dọn dẹp Chăm sóc con cái Dạy con học Đón con Chăm sóc người già, ốm đau Kiếm tiền Công việc đồng áng Buôn bán Chồng, con trai 4,0% 2,7% 5,3% 8,7% 28,7% 30,0% 12,0% 50,7 % 17,3% 30,0% Vợ, con gái 89,3% 81,3 % 76,0% 56,0% 33,3% 38,7% 58,7% 13,3 % 44,0% 32,0% Vợ, chồng, con trai, gái cùng làm 4,0% 9,3% 14,7% 34,7% 35,3% 28,7% 28,0% 35,3 % 31,3% 32,7% Người khác 2,7% 6,7% 4,0% 7% 2,7% 2,7% 1,3% 7,0% 7,4% 5,3%

Kết quả trên cho thấy, các cơng việc trong gia đình như: nấu ăn, dọn dẹp, chăm sóc con cái, người gia ốm đau phần lớn do phụ nữ đảm nhận, đàn ơng có tham gia nhưng với tỷ lệ thấp hơn rất nhiều. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, khi mà điều kiện kinh tế cịn khó khăn, đa số trình độ học vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới, vì vậy những cơng việc đó đã chiếm rất nhiều quỹ thời gian của họ. Ngồi ra, các cơng việc trên do người khác làm cũng chiếm một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên những trường hợp này đều rơi vào khu vực đô thị và thành phố, do ở đây điều kiện kinh tế của các hộ gia đình có phần khá giả hơn, họ có thể thuê dịch vụ người giúp việc. Mặc dù vậy, phụ nữ

vẫn là người đảm nhận chính các cơng việc trên trong gia đình. Vì vậy, vị trí của họ trong gia đình thường là thấp hơn nam giới.

Như vậy, suy cho cùng, hạn chế lớn nhất đối với người phụ nữ Hưng Yên hiện nay trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội vẫn là làm sao để sắp xếp khoa học và cân bằng giữa cơng việc gia đình và cơng việc xã hội. Để giải quyết được vấn đề đó người phụ nữ cần có được sự quan tâm giúp đỡ từ phía xã hội, gia đình, người chồng và quan trọng nhất là người phụ nữ phải biết nỗ lực vươn lên để khẳng định chính mình.

Một phần của tài liệu phụ nữ hưng yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hiện nay (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w