Lĩnh vực kinh tế là một mặt của đời sống xã hội nói chung. Nó là thành phần rất quan trọng trong đời sống mỗi người. Vì vậy, nếu bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được thực hiện thì sẽ tạo ra điều kiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác. Nhận thức đươc vị trí của vấn đề đó, Đảng ta chủ trương: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước. Điều 63 của Hiến pháp năm 1992 quy định “công dân nữ và nam có quyền ngang nhau
về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình”.
Khi phát triển kinh tế, mở rộng cơ hội việc làm thì cũng làm tăng tỷ suất lợi tức đầu tư vào vốn con người, tăng cường khuyến khích các gia đình đầu tư vào chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ và giáo dục cho con cái để tham gia vào lực lượng lao động của đất nước. Phát triển kinh tế, tạo việc làm sẽ tăng thu nhập và giảm đói nghèo thì bất bình đẳng giới cũng sẽ thu hẹp vì hầu hết các gia đình có thu nhập thấp đều buộc lịng phải thắt chặt chi tiêu cho giáo dục, y tế và bồi dưỡng thì phụ nữ và bé gái thường phải chịu thiệt thòi phần lớn, và khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì sự phân biệt đối giới trong gia đình thường giảm.
Phát triển kinh tế cũng sẽ làm xuất hiện những thị trường lao động mà trước đây chưa hề có. Khi đó, nó khơng chỉ tạo ra hoặc củng cố những tín hiệu thị trường về hiệu suất của lao động mà còn loại bỏ một số khả năng phi hiệu
quả kinh tế. Chẳng hạn, các dịch vụ nhận giúp việc gia đình, dịch vụ chăm sóc trẻ em, hoặc các cửa hàng chế biến thực phẩm sẵn… tất cả đều có thể giảm bớt thời gian mà phụ nữ phải dành cho việc chăm sóc nhà cửa và con cái. Điều này giúp ích rất nhiều cho phụ nữ, chị em có nhiều thời gian đầu tư cho các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình. Như vậy, nếu kinh tế phát triển thì khơng chỉ có lợi cho riêng phụ nữ mà cịn cho cả gia đình và xã hội. Chính vì thế, để thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ, tiến tới bình đẳng giới cần phải hết sức chú ý đến nhóm giải pháp này.
Tuy nhiên, Hưng Yên là một tỉnh mà nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn với đặc điểm của nông thôn, lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động thủ công nên cần phải kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, sử dụng công nghệ mới gắn với yêu cầu tạo công ăn việc làm. Việc này vừa tạo điều kiện cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ, vừa cải thiện điều kiện việc làm, tăng thu nhập.
Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ các cấp vận động phụ nữ tích cực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nơng thơn mới. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho phụ nữ những nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình xây dựng nơng thơn mới theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 10/5/2011 của Tỉnh ủy về Chương trình xây dựng nơng thơn mới tỉnh Hưng n giai đoạn 2011-2020, định hướng tới năm 2030.
- Tiếp tục phối hợp với sở Khoa học công nghệ, các ngành liên quan xây dựng và thực hiện đề án Chuyển giao khoa học công nghệ mới, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đăng ký đảm nhận các mơ hình giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt. Vận động, hỗ trợ phụ nữ nông thôn mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni, xây dựng các mơ hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Rà soát, nắm vững địa chỉ từng hộ phụ nữ nghèo, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ; Xây dựng kế hoạch và giải pháp hỗ trợ phù hợp, cụ thể tới từng hộ để tăng tính hiệu quả giúp phụ nữ giảm nghèo bền vững.
- Tăng cường khai thác và quản lý tốt các nguồn vốn. Triển khai thực hiện có hiệu quả thỏa thuận liên ngành với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn; Văn bản liên tịch với Ngân hàng Chính sách Xã hội cho phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế; đồng thời tăng cường các biện pháp hỗ trợ chị em sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích; động viên khuyến khích phụ nữ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tham gia thực hiện các mơ hình phát triển kinh tế của địa phương.
- Đa dạng các hình thức, nâng cao chất lượng hỗ trợ nữ chủ doanh nghiệp; tích cực khai thác các nguồn lực để tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động:
- Tích cực triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch tồn khóa và hàng năm để cụ thể hóa việc thực hiện đề án phù hợp với điều kiện của từng địa phương và từng cấp Hội, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Phối hợp với các doanh nghiệp, ngành chức năng, các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, làm nghề truyền thống để đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho phụ nữ.
- Phát triển mơ hình liên kết đào tạo nghề chăm sóc gia đình cho lao động nữ theo hướng lưu động tại cơ sở gắn với giải quyết việc làm và cung ứng lao động nữ. Tất cả những việc đó đều có thể tăng cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động nữ, từ đó đem lại lợi ích kinh tế ngày càng cao hơn.
- Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của phụ nữ về bảo vệ mơi trường; khuyến khích phụ nữ tham gia quản lý, khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường.
- Tham gia phù hợp vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu, đề án về bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng mơ hình “Sản xuất thực phẩm sạch”, “Tiêu dùng sạch” trong cán bộ, hội viên phụ nữ. Duy
trì và nhân rộng mơ hình câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông”. Phát triển kinh tế - xã hội, tạo mọi điều kiện giải phóng phụ nữ, giải pháp này chỉ có thể được thực hiện khi các chủ thể - các lực lượng cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và chính bản thân người lao động (đặc biệt là phụ nữ) nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện vấn đề này.
Giải phóng phụ nữ về mặt kinh tế khơng chỉ tạo thêm cho phụ nữ có những cơ hội để phát triển tài năng trí tuệ của mình mà cịn đáp ứng u cầu của nền kinh tế quốc dân, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là yếu tố quyết định việc thực hiện tốt hơn đối với cơng tác bình đẳng giới nói chung.
Đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và phân bố nguồn lực cơng bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất lao động và tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, thu nhập cao hơn, và mức sống tốt hơn. Đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho phụ nữ khi thực hiện vai trị của họ trong gia đình sẽ có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động khác, dù là để tạo thu nhập hay làm công tác xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành của phụ nữ. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp, như về nghỉ đẻ, sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc… trong việc sinh đẻ để tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội tham gia cơng việc trên thị trường, đồng thời chăm sóc gia đình. Cung cấp bảo trợ xã hội, an sinh xã hội phù hợp.