quan hệ giữa gia đình và xã hội phải gắn với vai trị của hệ thống chính trị
Trong thời gian tới, cần phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ Hưng Yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội nhằm:
Thứ nhất, phát huy vai trị của các tổ chức Đảng để có những chủ trương
đúng đắn giúp cho phụ nữ thực hiện tốt chức năng của mình
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “nếu khơng giải phóng
phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội mới chỉ một nửa”. Vì vậy, muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội thành công cần phải đặc biệt quan tâm đến cơng tác giải phóng phụ nữ và phải coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của toàn Đảng,
của Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác. Trong Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị về Đổi mới và tăng cường cơng tác vận động phụ nữ trong tình hình
mới chỉ rõ: “Giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ là trách nhiệm của toàn xã hội, song trách nhiệm trước hết thuộc về các tổ chức Đảng, chính quyền và đồn thể nhân dân. Trong thực tế, có lúc, có nơi cịn thoả mãn về thành tựu giải phóng phụ nữ trên lĩnh vực chính trị, chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu, nội dung giải phóng phụ nữ về kinh tế - xã hội, đặc biệt trong phạm vi gia đình”.
Trên thực tế, hiện nay ở Hưng Yên công cuộc đổi mới đang mở ra những khả năng to lớn cho việc đổi mới tư duy, đưa quan điểm giới vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cho đến nay quan điểm này mới chỉ dừng lại ở văn bản, các cuộc diễn đàn, tập huấn, việc vận dụng nó trong thực tế chưa đồng bộ, thậm chí cịn có những mơ hồ sai lệch. Sở dĩ cịn tình trạng đó là do nhận thức của cán bộ chủ chốt ở một số địa phương còn hạn chế. Họ cho rằng vấn đề phụ nữ đã nằm trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung nên việc tập trung vào các lĩnh vực thuộc chuyên môn nghiệp vụ là không cần thiết, đã có nhiều chương trình, dự án dành riêng cho phụ nữ mà nam giới lại khơng có, như vậy là họ đã được quan tâm rất nhiều rồi.
Vì vậy, các tổ chức Đảng ở Hưng Yên cần phải có quan điểm, nhận thức đúng đắn, sâu sắc và tư duy cách mạng trong xây dựng chiến lược, chính sách đối với phụ nữ. Các cấp uỷ Đảng phải coi giải phóng phụ nữ là một trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của mình đối với các cấp chính quyền, ban, ngành, đồn thể. Cần có những định hướng cụ thể, thường xuyên về nội dung, chương trình, kế hoạch cũng như phân cơng trách nhiệm đối với từng ngành có liên quan trong quá trình thực hiện cơng tác này. Các quan điểm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng phải bám sát với đời sống, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ Hưng n thì mới được nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng đồng tình hưởng ứng và thực hiện tốt.
Thứ hai, phát huy vai trò của các tổ chức chính quyền để triển khai các bộ
luật, chính sách về phụ nữ vào thực tiễn cuộc sống. Uỷ ban nhân dân các cấp cần phải coi trọng việc xây dựng chiến lược về cán bộ nữ trong việc xây dựng chiến lược chung về công tác cán bộ nữ của Đảng. Phải trên cơ sở nhìn nhận đúng vị trí, vai trị của phụ nữ để bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của quá trình cơng nghiệp hố hiện đại hố Hưng n hiện nay. Đối với cán bộ nữ, chính quyền cơ sở cần quan tâm đầy đủ tới đặc điểm giới, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ nữ phát triển và tạo điều kiện cho họ giải quyết tốt mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. Ngồi ra, cần phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức xã hội khác trong việc tổ chức, triển khai, kiểm tra, đơn đốc, đánh giá tình hình thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ. Thực hiện tốt những điều đó sẽ góp phần nâng cao vai trị và vị thế của phụ nữ Hưng n trong gia đình và ngồi xã hội, đóng góp tích cực vào cơng cuộc giải phóng phụ nữ nói chung.
Thứ ba, phát huy vai trị Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên, nhất là Hội phụ nữ các cấp giúp chị em thực hiện tốt vai trị trong gia đình và ngồi xã hội.
Hội phải là cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp phụ nữ thông qua việc quán triệtn các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ. Đồng thời, Hội phải thực hiện được công tác tham mưu, tư vấn cho các cấp uỷ đảng về các vấn đề cơ cấu cán bộ nữ, vấn đề tạo nguồn… Hội phải sâu sát, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của chị em phụ nữ, tham mưu và đề xuất với Đảng những chủ trương, chính sách phù hợp đối với chị em.
Trong những năm tới Hội cần có phương thức lập kế hoạch từ dưới lên để đảm bảo tính thiết thực và khả thi, phát huy tính chủ động sáng tạo của các cấp Hội địa phương. Coi trọng lựa chọn ưu tiên, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm trong việc đề ra chủ trương và xây dựng kế hoạch; tập trung dứt điểm trong chỉ đạo thực hiện. Tích cực cải tiến công tác chỉ đạo, theo dõi, đánh giá thi đua, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cấp Hội trong việc xác định
nội dung, tiêu chuẩn thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả, sát với nhiệm vụ của Hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Sâu sát cơ sở, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát đánh giá tổng kết mơ hình, rút kinh nghiệm để nhân rộng các mơ hình hoạt động hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác Hội, quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc của phụ nữ, chăm lo quyền và lợi ích thiết thực của chị em phụ nữ; tăng cường trao đổi thông tin hai chiều kịp thời, chính xác, hiệu quả.
Như vậy, để phát huy vai trò của phụ nữ Hưng Yên trong việc giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội địi hỏi chúng ta cần có những quan điểm cơ bản gắn với xây dựng và thực hiện Chiến lược tổng thể về xây dựng gia đình văn hố và về sự tiến bộ của phụ nữ Hưng Yên đến năm 2020; gắn với việc thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nhất là cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn; đặc biệt là gắn với phát huy vai trò của hệ thống chính trị có ý nghĩa rất to lớn. Bởi điều này sẽ giúp chúng ta có cơ sở để đưa ra những giải pháp cho phù hợp nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ Hưng Yên bộc lộ, phát huy được hết khả năng và hồn thiện được chính bản thân mình.