Xã hội tồn tại được dựa trên hai cơ sở quan trọng: tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra bản thân con người. Việc tái sản xuất ra bản thân con người một mặt đáp ứng yêu cầu xã hội, mặt khác đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của các thành viên trong gia đình, là niềm hạnh phúc của đơi vợ chồng. Con cái là niềm vui, nguồn tình cảm của cha mẹ mà khơng phải là hình thức đầu tư có tính chất vụ lợi cho tương lai.
Ở Việt Nam, việc sinh ra những đứa con là một chức năng khơng thể thay thế của gia đình, của người phụ nữ. Mặc dù khoa học - kỹ thuật phát triển đang mở ra khả năng có thể tiến hành việc sinh sản ra con người một cách nhân tạo thì sự tái sản xuất con người trong gia đình vẫn là một ưu thế trội hơn, xét cả trên phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội. Bởi tái sản xuất ra con người không đơn thuần chỉ là “tạo ra một con người sinh học”, mà điều quan trọng và chủ yếu hơn là sự giáo dục, ni dưỡng để hình thành phát triển một con người xã hội.
Phụ nữ có cơng to lớn trong việc sinh thành ra con cái. Có trách nhiệm ni dưỡng, giáo dục con khơn lớn trưởng thành. Sự giáo dục, ni dưỡng đó khơng phải chỉ bắt đầu khi con người cất tiếng khóc chào đời, mà ngay cả khi còn trong bào thai mẹ. Phụ nữ còn là người thầy đầu tiên của con người. Từ khi còn trong bụng mẹ đứa trẻ đã chịu ảnh hưởng về những tư duy suy nghĩ của mẹ, niềm vui, nỗi buồn đều phản ánh tới người con.
Là người mẹ, phụ nữ ln dành tình cảm cho con mình bằng sức hấp dẫn lạ thường. Sự cảm hoá của người mẹ đối với con cái bằng “tình mẫu tử”, ln chắp cánh cho con cái vươn tới, bay xa vào sự tốt đẹp của cuộc đời. Họ vui sướng, hạnh phúc khi con khoẻ mạnh, con ngoan, con thành đạt. Họ cũng rất phiền muộn khi con đau ốm, sai phạm, thiếu sự giáo dục và lâm vào những bi kịch của cuộc đời. Người phụ nữ sống cho con, vì con hơn là địi hỏi con, vì với họ “chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con”. Vì thế những tình cảm ở người
mẹ dành cho con mình bao giờ cũng là chân tình, lành mạnh, trong sáng, đậm tính nhân văn và khơng bao giờ cạn kiệt.
Đối với con, phụ nữ là người thầy đầu tiên tạo dựng cho con một nền móng, một nhân cách sống. Phụ nữ với vai trị làm mẹ sẵn sàng xơng pha vào cuộc đời khơng ngại gian lao, khó nhọc, để trang bị cho con một tương lai rạng rỡ. Với vai trị ấy ta dễ dàng nhận ra tầm vóc cao đẹp về tình cảm, đức hạnh, sức khoẻ và trí tuệ của phụ nữ. Tất cả những yếu tố ấy đến với phụ nữ như một cái duyên và nhờ cái duyên ấy mà phụ nữ trở thành người khéo léo, biết lo toan, tươm tất mọi bề: từ cái ăn, cái mặc, đến học hành, vui chơi, giải trí của con cái và của mỗi thành viên trong gia đình.
Sự sinh thành ra con cái trở thành nhu cầu tự nhiên, tất yếu đối với gia đình và xã hội, và ngay từ đầu đã mang tính người, tính xã hội. Bởi thế, người mẹ bao giờ cũng coi con mình là niềm mơ ước, hy vọng của chính mình, cho dù có gian khổ, hy sinh họ vẫn dành trọn vẹn tình yêu thương, trách nhiệm vì con, cho con.
Trong xã hội phát triển, những thành tựu của khoa học hiện đại ngày nay vẫn khẳng định vai trị to lớn khơng thể thay thế được của giáo dục gia đình so với giáo dục xã hội. Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là yếu tố có hiệu quả nhất trong q trình dẫn dắt trẻ thơ thích nghi dần với đời sống xã hội. Hơn ai hết, mẹ là người không tiếc công sức, thời gian, vật chất hướng dẫn con trẻ từng bước hồ nhập vào nền văn hố chung của xã hội. Từ khi mang thai đến lúc đứa trẻ chào đời và trong suốt thời kỳ ấu thơ, mẹ là người có ảnh hưởng lớn nhất đến nhân cách, tư duy của trẻ. Người mẹ không chỉ “mang
nặng đẻ đau” mà cịn có “bầu sữa” ngọt ngào, trong lành để ni dưỡng con cái
trưởng thành. Bằng tình cảm thân thương ngay từ thuở ban đầu, người mẹ đã để lại cho con mình những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc trong mỗi lời ru, tiếng hát, trong mỗi cử chỉ yêu thương; sự chăm sóc ăn mặc, học hành, hướng cho con biết cách ứng xử hợp lẽ đời, trau dồi đạo đức, biết cảm thụ cái đẹp và dần hoà nhập cái
đẹp vào cuộc sống. Tình u thương cảm hố ấy là cái mà xã hội khơng có được, là cái mà các hình thức giáo dục khác khơng thể thay thế được.
Trong gia đình, ảnh hưởng giáo dục của người phụ nữ khơng bị giới hạn trong phạm vi con cái, mà nó cịn lan toả đến các mối quan hệ khác, đến các thành viên khác của gia đình. Lịng chung thuỷ son sắt, tình thương u vơ bờ bến đối với chồng đã giúp người phụ nữ đủ nghị lực phi thường vượt qua những gian nan, vất vả. Có biết bao người vợ tảo tần, chắt chiu, chịu thương chịu khó để chồng “cơng thành danh toại”. Cũng khơng ít người vợ bằng tài năng và nhân hậu đã giúp chồng thoát khỏi con đường lầm lỗi trở về cuộc sống đời thường. Sự cảm hoá của người vợ đối với người chồng, cịn có sức thuyết phục kỳ diệu. Trong quan hệ làm dâu, làm con, làm vợ, làm mẹ, làm chị, làm em, phụ nữ trong gia đình trở thành nhân vật trung tâm, hiếu lễ, tình chung thuỷ vẹn tồn, có tác dụng giáo dục những tri thức cuộc sống đối với gia đình. Cơng bằng mà nói, phụ nữ trong gia đình là người “tiên phong” gửi trao cho con cái và các thành viên khác của gia đình những đặc trưng về tình cảm, ngơn ngữ, trí tuệ của con người; phẩm chất nhân cách, niềm tin, ý thức về tương lai cuộc sống của chính mình và xã hội. Xét về tiềm năng, phụ nữ gần như là linh hồn của gia đình trong tổ chức cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần, tình cảm. Họ ni dạy con cái, khéo thu vén trong chi tiêu, trong ứng xử giao tiếp đối nội, đối ngoại. Quan trọng hơn, họ cũng là những “kho tàng” (mức độ có thể khác nhau) lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống: những lời ru, những truyện cổ dân gian, những khúc đồng dao, các tục lệ tốt đẹp được truyền lại từ các thế hệ trước.
Nghị quyết số 04-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 12/7/1993 đã khẳng định một quan điểm về người phụ nữ: “Phụ nữ vừa là người lao động, vừa là
công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hố, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai”.
Bên cạnh đó, người phụ nữ cịn là tấm gương lao động của chính họ đối với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, lao động của người phụ nữ có những đặc thù cả về hình thức, cường độ và mục đích. Một mặt, người phụ nữ tham gia và thường là chủ thể các hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất, góp phần quan trọng vào thoả mãn các nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của gia đình. Hoạt động lao động này, trước hết và chủ yếu xuất phát từ các nhu cầu lợi ích của mỗi gia đình. Nhưng tự nó, lao động ấy đã mang tính chất xã hội. Thơng qua lao động, người phụ nữ nêu gương, truyền đạt, dạy dỗ các kinh nghiệm, tri thức lao động cần thiết cho mỗi thành viên và cho thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay để làm tốt thiên chức người mẹ, người thầy trong gia đình người phụ nữ phải có kiến thức về giới tính, hơn nhân, gia đình, am hiểu về luật pháp, có tri thức về ni dạy con. Tính ưu việt của chế độ mới đã ảnh hưởng quyết định đến thiên chức người mẹ. Người mẹ khơng phải chỉ sinh con mà cịn có trách nhiệm giáo dục, ni dưỡng con trở thành những cơng dân hữu ích cho tương lai của xã hội.
Như vậy, người phụ nữ trong gia đình với việc sinh đẻ, ni dưỡng và giáo dục những đứa con của mình là niềm vui, là hạnh phúc và trách nhiệm đáng tự hào của chính họ. Tuy nhiên, cần có một cách nhìn tồn diện khi xem xét chức năng là người mẹ, người thầy của người phụ nữ cũng như vai trò của phụ nữ khi thực hiện chức năng ấy. Việc thực hiện các chức năng này đối với người phụ nữ phải được hỗ trợ, chia sẻ từ phía người chồng và các thành viên khác trong gia đình. Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách hỗ trợ cần thiết, trong đó, tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm, cảm thông chia sẻ các cơng việc gia đình, kể cả sự chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện chức năng tái sản sinh ra con người, chăm lo nuôi dạy con cái... của những người đàn ơng trong gia đình là việc làm hết sức cần thiết.