Vai trò thực hiện “chức năng kép”

Một phần của tài liệu phụ nữ hưng yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hiện nay (Trang 38 - 43)

Ở khu vực Á Đơng, hiếm có dân tộc nào phụ nữ lại đóng vai trị quan trọng trong xã hội như ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ những buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng bà Triệu đã dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù. Thế kỷ XX, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ, các chị, các mẹ không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, lao động, hy sinh, cống hiến khơng chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập tự do của Tổ quốc. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng to đẹp và đàng hoàng hơn. Đảng, Bác Hồ phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất

khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi mới đất nước khơng chỉ là sự

khích lệ, động viên mà cịn là sự thừa nhận và đánh giá vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.

Với truyền thống đó, khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trị quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.

Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của

gia đình. Là người vợ hiền, họ ln hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Khơng chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ cịn đưa ra những lời khun thiết thực giúp chồng trong cơng việc, đóng góp vào thành cơng trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lịng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay cịn là một người bạn lớn ln ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời.

Trong thời đại mới, bên cạnh vai trị quan trọng trong gia đình, người phụ nữ cịn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động … Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ …

Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh hành động của Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ tại Bắc Kinh, vai trị, vị trí của phụ nữ Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt.

Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Nổi bật là: Trong hơn thập kỷ qua, vị trí Phó Chủ tịch nước ln là nữ. Nhiệm kỳ 2004 - 2009, lần đầu tiên Quốc hội có một Phó Chủ tịch Quốc hội là nữ, nhiệm kỳ 2011 - 2016 có 02 Phó chủ tịch là nữ. Trong Quốc hội, Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25%. Số đại biểu nữ giữ các trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội đã tăng lên. Trong khối cơ quan Đảng, Ở cấp TW, nhiệm kỳ 2005-2010, tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành TW Đảng (kể cả ủy viên dự khuyết) là 10%, tăng so

với nhiệm kỳ 2001-2005 (8,6%), tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Ban Bí thư TW Đảng là 20% (2/10 đồng chí) [8, tr.4].

Ở địa phương, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2004 - 2011 đạt 23,9%, cấp huyện là 23,01% và cấp xã là 19,5%. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ Đảng tăng nhẹ: Ở cấp tỉnh, tỷ lệ nữ ủy viên chiếm 11,75% so với tỷ lệ 11,3% của nhiệm kỳ trước, nữ Uỷ viên Ban thường vụ chiếm 7%, có 5 nữ bí thư Tỉnh uỷ. Ở cấp huyện và xã, tỷ lệ này lần lượt đạt 14,7% (so với 12,9%) và đạt 15,1% (so với 11,9%) [8, tr.5].

Trong khối cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức nữ tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong nhiệm kỳ 2006 - 2011, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương là 4,5%, Thứ trưởng và tương đương là 8,4%.

Số lượng cán bộ, công chức nữ trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện tới trung ương chiếm khoảng 31%, trong đó, nữ lãnh đạo chiếm khoảng 18,4%. Ở cấp xã, nữ chiếm 16,3% trong tổng số cán bộ chuyên trách [8, tr.5].

Ngồi ra, phụ nữ ln bình đẳng với nam giới trong việc thực thi quyền tham gia bầu ra cơ quan lãnh đạo các cấp, tham gia xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới.

Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, một tầng lớp phụ nữ mới hình thành. Đó là những phụ nữ nhận thức rõ vai trị của mình đối với cộng đồng. Họ khơng ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và khơng ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Chẳng hạn, trên lĩnh vực chính trị khơng ai khơng biết bà Nguyễn Thị Doan Phó Chủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân Phó Chủ tịch Quốc hội, bà Tơn Nữ Thị Ninh nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội

Việt Nam, hiện nay bà đang là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường Đại học Tư

thục Trí Việt.…; ở lĩnh vực khoa học nhiều chị đã nhận được giải thưởng Kovalevskaya - giải thưởng thường niên dành tặng cho những nữ khoa học gia xuất sắc như: nhà khoa học nữ Lương Chi Mai, Nguyễn Thị Lộc… Họ đều là những người phụ nữ thành công trong công việc và hồn thành tốt chức trách của mình trong gia đình.

Khi người phụ nữ thành đạt họ có điều kiện chia sẻ gánh nặng trụ cột kinh tế gia đình với chồng và trở thành nhà giáo dục có kiến thức của các con. Người phụ nữ hiện đại có tác phong, thái độ ứng xử, giao tiếp cũng như phương pháp giải quyết mọi vấn đề đầy cá tính. Họ giàu nghị lực, bản lĩnh, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Họ năng động, tự chủ, độc lập, không lệ thuộc hay ỷ lại vào người khác. Họ biết tranh thủ sự ủng hộ động viên nhiệt tình của gia đình và đồng nghiệp để biến những ước mơ, những đam mê của mình thành hiện thực. Trong xã hội cũng như trong gia đình, họ ln phấn đấu cho sự bình quyền. Và như thế phụ nữ đã và đang trở thành một nguồn nhân lực giá trị trong xã hội chẳng kém gì nam giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội đã đã chỉ rõ vị trí, vai trị của gia đình trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cũng như sự tác động biện chứng của những yếu tố ấy. Qua đó giúp cho chúng ta thấy được tác động của quá trình cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội, thấy được khuynh hướng biến đổi tất yếu của gia đình, đồng thời nhận thức được vị trí, vai trị của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội.

Đặc biệt quan điểm cũng chỉ rõ: chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới tạo ra điều kiện và đặt ra yêu cầu giải phóng phụ nữ và lơi cuốn tồn bộ phụ nữ tham gia vào nền sản xuất xã hội. Và để phụ nữ trở lại tham gia công việc xã hội cần phải đưa những cơng việc nội trợ của gia đình cá thể trở thành công

việc chung của xã hội, biến nội trợ gia đình thành lao động hàng hố. Tuy nhiên, phụ nữ chỉ được giải phóng, được phát triển khi họ nhận thức được vị trí vai trị của mình và có ý chí đấu tranh vì sự nghiệp cao cả ấy.

Phụ nữ Việt Nam giữ vai trị quan trọng trong gia đình và ngồi xã hội. Họ vừa là người lao động, vừa là người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Trong cuộc sống hiện đại hơm nay, nhiều chị đã vượt qua được khó khăn, nỗ lực vươn lên thành đạt trong cơng việc và có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, khơng phải ở đâu và lúc nào người phụ nữ cũng có thể thực hiện tốt vai trị của mình cả ở trong gia đình và ngồi xã hội. Nghiên cứu thực trạng việc giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội của phụ nữ ở Hưng Yên hiện nay sẽ cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.

Chương 2

Một phần của tài liệu phụ nữ hưng yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hiện nay (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w