Vai trò là người vợ

Một phần của tài liệu phụ nữ hưng yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hiện nay (Trang 29 - 32)

Gia đình là cái gốc của con người, mỗi con người sinh ra đều bắt đầu từ mỗi gia đình. Gia đình là cái nơi đầu tiên, là cội nguồn của tình cảm, là sự bình yên của mỗi con người. Một gia đình văn hố phải là gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đó là mục tiêu chiến lược quốc gia về gia đình Việt Nam đến năm 2008. Để đạt mục tiêu đó, mỗi chị em phụ nữ phải làm trịn vai trị xã hội phân cơng đó là: Vai trò làm vợ.

Khi tạo dựng nên con người, tạo hoá ban cho người nam và người nữ những đặc điểm, những khả năng sinh hoạt khác nhau để giao cho họ những trọng trách khác nhau. Tạo hoá đã ban cho phụ nữ một chức năng đặc biệt để mang thai và sinh con. Điều đó đồng nghĩa với việc ban cho họ một thiên chức vô cùng quan trọng và cao quý ấy là làm vợ, làm mẹ. Khơng phải ngẫu nhiên tạo hố lại trang bị cho phụ nữ một tâm hồn mềm mại, tấm lịng u thương và tâm tính dịu dàng.

Với những đặc tính và thiên chức đó, vai trị của phụ nữ từ thuở xa xưa đã được khẳng định. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử mà các giai cấp có những quan điểm nhìn nhận về vai trò người phụ nữ khác nhau. Trong xã hội phong kiến hình ảnh người phụ nữ được ví như “Cái cị lặn lội bờ sơng, gánh gạo ni

chồng tiếng khóc nỉ non”. Cuộc sống của họ về vật chất thiếu thốn phải “chạy ăn từng bữa tốt mồ hơi”, lam lũ đến cùng cực; về tinh thần thì bị ràng buộc trong lễ

giáo phong kiến của “tam tòng, tứ đức”. Chế độ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết

vô” đã đẩy hình ảnh người phụ nữ xuống vị trí thứ yếu trong xã hội.

Thực tế một xã hội văn minh hiện đại và phát triển bền vững phải được xây trên một nền nếp xã hội kỷ cương với những chuẩn mực giá trị truyền thống lành mạnh. Gia đình là tế bào của xã hội. Người phụ nữ vẫn không đuợc đánh giá là thành đạt nếu như họ khơng có tình u và một cuộc sống gia đình

hạnh phúc. Với phụ nữ, hạnh phúc gia đình gần như là tất cả. Có hạnh phúc gia đình người phụ nữ sẽ thăng hoa cả về trí tuệ lẫn nhan sắc. Để làm đựơc điều này, khối óc mẫn tuệ và sự nhạy cảm của con tim phụ nữ phải là nơi thức tỉnh mọi tình cảm; là nơi làm cho khơng khí gia đình tràn đầy tình u và hạnh phúc; nơi để người chồng sẻ chia; nơi chăm sóc, góp phần giáo dục, định hướng cho con cái, khích lệ chồng con làm những việc tốt đẹp cho đời. Người giữ vai trò rất quan trọng trong việc chèo lái con thuyền mơ ước đi đến bến bờ hạnh phúc.

Dân gian ta có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Biểu hiện ở sự hồ thuận chính là ở sự quan tâm của người phụ nữ đến chồng con và các thành viên trong gia đình, chia sẻ cùng nhau những mừng vui buồn giận yêu thương, luôn lo lắng cho chồng khi bệnh tật, lúc xa nhà, có khi là hi sinh vì sự tiến bộ của chồng và xem nguồn vui, sở thích của các thành viên trong gia đình cũng là hạnh phúc lớn nhất của mình. Với vai trị là vợ, người phụ nữ cùng với chồng chung bước trên con đường xây dựng hạnh phúc và xem sự thành công và hạnh phúc của chồng cũng là sự thành cơng và hạnh phúc của chính mình.

Là người vợ, phụ nữ thường là trung tâm tình cảm gắn kết các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, họ ln đối xử công bằng và mong muốn là tấm gương sáng cho con noi theo. Có ý thức chăm lo cho các thành viên trong gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần.

Là người vợ, phụ nữ đối với chồng bằng trái tim của tình u, lịng chung thuỷ son sắt, sự hy sinh, sự hiến dâng trọn vẹn của chính mình về mọi phương diện. Đồng thời họ cũng ln muốn đón nhận tất cả tình u, sự tơn trọng, lịng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, từ phía người chồng. Bởi thế, từ ngày xưa, khi đề cập đến phụ nữ người ta thường nghĩ ngày đến phẩm chất

“cơng, dung, ngơn, hạnh”, cịn ngày nay họ lại được mệnh danh là “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Tình cảm của vợ đối với chồng là tình cảm rất thiêng liêng, rất riêng tư và cũng rất đặc biệt. Tình cảm ấy thường có sức mạnh thần kỳ và tự nó tạo được sự hồ hợp về tâm lý, tình cảm.

Như vậy, có thể thấy nếu người chồng là trụ cột, thì người vợ là hạt nhân, là trung tâm của gia đình. Vai trị của người vợ trong gia đình đã thể hiện qua câu nói được ơng cha ta đúc kết: “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ

ấm”. Khi đã sống với nhau nhiều năm, đã sinh con và nuôi dưỡng chúng dần

khơn lớn, người phụ nữ trong vai trị người vợ đã sống trong những năm tháng quan trọng nhất của cuộc đời của mình. Với đa số phụ nữ Việt Nam, trước khi bước vào tuổi trung niên, họ đã có những tháng ngày cùng chồng lao động vất vả, vượt qua nỗi đau sinh nở để thiết lập nên một gia đình đầy đủ (gồm vợ, chồng và con). Họ chứng minh cho mọi người thấy được vai trị quan trọng của họ và khơng thể thay thế trong nhiều trường hợp. Người vợ chính là “sợi dây leo” tinh thần cho chồng con và các thành viên trong gia đình, giúp họ vượt qua được những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Trong xã hội ngày nay, người ta nói nhiều đến sự bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng. Đó là tinh thần thời đại được thể hiện bằng chính sách, bằng pháp luật, đó là sự đồng hành giữa vợ và chồng ln được xã hội đề cao. Tính chất đồng hành được thể hiện ở hình ảnh người vợ song hành cùng người chồng trong việc xây dựng gia đình, làm kinh tế, ni con, chăm sóc cha mẹ già, hoạch định tương lai... Khi người vợ và người chồng đồng hành bên nhau sẽ tạo nên một cuộc sống bình đẳng, dễ dàng thơng cảm, và chia sẻ với nhau. Nó dẫn tới sự kết hợp và hịa đồng trong tư tưởng, lối sống. Vì vậy, người phụ nữ cần ý thức được điều này để thiết lập mối quan hệ đồng hành trong gia đình, nhất là đối với người chồng.

Có thể nói, vai trị là vợ của người phụ nữ là một vai trò hết sức cần thiết và quan trọng. Họ chính là người đồng hành cũng với chồng trong việc phát triển kinh tế, chăm sóc gia đình, tạo ra một thế hệ tương lai duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội, lưư giữ những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ, quê hương…

Một phần của tài liệu phụ nữ hưng yên trong giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w