người phụ nữ còn hạn chế
Hiện nay, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, các gia đình ở Hưng Yên cũng có những thay đổi đáng kể. Vị trí, vai trị của người phụ nữ trong gia đình đã ngày càng được khẳng định vì họ khơng chỉ là chủ thể mà cịn là người đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình. Rất nhiều phụ nữ là lao động chính trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội; chăn nuôi, buôn bán, dịch vụ. Họ là người tạo nên các nguồn của cải ni sống gia đình. Tuy nhiên, gánh nặng cơng việc nội trợ vẫn còn đè nặng trên vai phụ nữ và những công việc này tiêu tốn rất nhiều thời gian và sức lực của họ. Khi được hỏi công việc nào là quan trọng đối với người phụ nữ trong các cơng việc: là trụ cột gia đình, phải lo kinh tế gia đình, thực hiện chức năng làm vợ, chăm sóc và ni dạy con cái, chăm lo cơng việc nội trợ và thực hiện chức năng là người cơng dân thì tỷ lệ trả lời tương ứng là: 6%; 18%; 84,7%; 94%; 78% và 57,3%. Qua điều tra cũng cho thấy khi được hỏi về “vai trò của người phụ nữ trong gia đình” hầu hết nam giới đều cho rằng phụ nữ là người chủ yếu
thực hiện các công việc: sinh đẻ, ni dạy con cái, nội trợ, chăm sóc người già, ốm đau; còn người chồng mới là chủ thể quan trọng trong việc kiếm tiền hay là người lao động chính trong gia đình. Qua đó phản ánh một thực tế đang diễn ra ở Hưng Yên hiện nay đó là nhiều người vẫn cho rằng là phụ nữ chỉ nên tập trung chủ yếu vào việc nội trợ và chăm sóc gia đình, cịn việc làm kinh tế hay tham gia các cơng việc ngồi xã hội là công việc chủ yếu của những đấng mày râu. Do vậy, hầu hết các công việc gia đình vẫn chủ yếu do người phụ nữ đảm nhận, thời gian tham gia các cơng việc ngồi xã hội rất hạn chế.
Công việc nội trợ tưởng chừng như chỉ là những cơng việc vặt vãnh, đơn giản vì trên thực tế đó là những cơng việc khơng mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, đó là những cơng việc lặt vặt không tên như: nấu ăn, quét dọn nhà cửa, giặt giũ, chăm sóc con cái, giáo dục con, chăm sóc người già, ốm đau... nhưng hầu như chiếm hết phần lớn thời gian, vắt kiệt sức lực và trí tuệ của người phụ nữ. Nhưng họ đồng thời phải thực hiện cả hai công việc sản xuất ra của cải vật chất và cơng việc trợ gia đình. Điều đó cho thấy, mặc dù các quan hệ kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng quan hệ giới ít có sự chuyển biến tương ứng. Do vậy, người phụ nữ vẫn là những người gánh trên vai nhiều trách nhiệm và cũng là người phải chịu nhiều thiệt thòi.
Ngày nay, sự cùng chia sẻ những cơng việc trong gia đình giữa vợ và chồng dần dần đã có sự thay đổi đáng kể. Đó cũng là một sự chuyển biến tích cực trong phân cơng lao động gia đình. Đặc biệt, ở khu vực thành phố, thị trấn tỷ lệ người vợ làm cơng việc nội trợ có giảm đi so với khu vực nơng thơn. Sở dĩ có điều này là do ngày nay có nhiều dịch vụ giảm nhẹ gánh nặng công việc cho phụ nữ, các gia đình đã sắm được các tiện nghi hiện đại như bếp ga, tủ lạnh, máy giặt… Bên cạnh đó, nhiều ông chồng đã bước đầu tự giác chia sẻ công việc nhà cùng vợ và một số gia đình khá giả đã thuê người giúp việc. Tuy nhiên, hiện nay gánh nặng cơng việc nội trợ vẫn cịn đè nặng trên vai phụ nữ và hầu như sự chia sẻ trách của các thành viên trong nhiều gia đình là chưa đáng
kể. Vì vậy, sự ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chồng đối với người phụ nữ là vô cùng cần thiết để giảm gánh nặng công việc cho họ và để họ thực hiện tốt vai trị kép của mình.
Bên cạnh đó, hiện nay xã hội chưa ủng hộ, thiếu hỗ trợ về các điều kiện vật chất, tinh thần để người phụ nữ có thế làm tốt cơng việc gia đình và xã hội.
Khi được hỏi về những khó khăn, hạn chế của người phụ nữ khi thực hiện vai trị trong gia đình, kết quả chúng tơi nhận được là: Kiến thức xây dựng gia đình: 64%; Điều kiện kinh tế cịn khó khăn: 75,3%; Hạn chế về sức khoẻ: 49,3%; Tư tưởng trọng nam khinh nữ: 56%. Tương tự, khi hỏi về những khó khăn khi người phụ nữ thực hiện vai trị ngồi xã hội, kết quả chúng tôi nhận được là: Trình độ hạn chế: 40%; Cơng việc gia đình chiếm nhiều thời gian: 84,7%; Sức khoẻ yếu: 50%; Tư tưởng trọng nam khinh nữ: 62,7%. Điều đó cho thấy, hiện nay phụ nữ Hưng n cịn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện vai trị của mình trong gia đình và ngồi xã hội và sự kết hợp để thực hiệc cả hai chức năng đó. Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với họ, đó chính là cơng việc gia đình chiếm quá nhiều quỹ thời gian và điều kiện kinh tế của đa phần các hộ gia đình cịn gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, sự hạn chế về mặt sức khoẻ do phải đảm đương gần như tồn bộ cơng việc trong gia đình cũng là một khó khăn mà phụ nữ Hưng Yên gặp phải trong quá trình thực hiện vai trị kép của mình. Đặc biệt, “tư tưởng trọng nam khinh nữ” hiện nay vẫn còn ăn sâu, bám rễ vào trong tư tưởng của khơng ít người. Đây là khó khăn mà vẫn được chúng ta đề cập hàng ngày trên sách vở, đài, báo… Và thực tế hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp và cơng ty tỏ rõ quan điểm khơng thích đề bạt và đề cử phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp và cơng ty mình, đặc biệt là những phụ nữ trẻ ngày cả khi họ có năng lực. Theo họ, khi người phụ nữ giữ những chức vụ đó, họ khơng thể hồn tồn chun tâm làm việc vì họ con gánh nặng cơng việc gia đình. Ngồi ra chưa kể đến thời gian nghỉ sinh đẻ sẽ làm gián đoạn công việc…
Hiện nay, việc sinh đẻ và chăm sóc con cái, gia đình chiếm khá nhiều thời gian trong quỹ thời gian của phụ nữ. Thường họ phải mất từ 5 đến 10 năm cho việc này. Vì thế, đây là một khó khăn rất lớn đối với người phụ nữ và khơng phải ai cũng có thể vượt qua được để giải quyết hài hồ cả cơng việc gia đình và công việc xã hội. Đặc biệt khi mà xã hội chưa nhìn nhận, đánh giá hết vai trị của họ cũng như chưa có được sự ủng hộ của cấp, các ngành trong việc sử dụng và đãi ngộ cán bộ nữ.
Từ đó có thể thấy, trong nhiều vấn đề sự nhìn nhận, đánh giá về năng lực của người phụ nữ của nhiều người cịn phiến diện và ít nhiều cịn mang nặng định kiến giới.