Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ. Phía Bắc liền kề với thủ đơ Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp tỉnh Hà Nam. Đây là mảnh đất phù sa màu mỡ, đậm nét truyền thống văn hiến của Việt Nam.
Sau nhiều lần điều chỉnh về địa giới hành chính, hiện nay Hưng n có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, gồm: Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên; 161 xã, phường, thị trấn, với diện tích 926,03 km2, dân số 1.132.285 người (trong đó nữ giới chiếm 576.251 người), mật độ 1.223 người/km2 (tính đến năm 2010).
Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là vùng động lực phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố của vùng Bắc Bộ và cả nước; là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Người dân Hưng Yên, ngoài nghề trồng trọt là chính, họ cịn chăn ni, ni trồng thuỷ sản, trồng dâu, nuôi tằm, làm các nghề thủ công và nghề truyền thống khác. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi là gần các thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn từ nông nghiệp, gần các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn, như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; gần các cửa khẩu quốc tế, các cảng biển
tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố phụ vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hưng Yên có mỏ than nâu (thuộc bể than vùng đồng bằng Sông Hồng) trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn), chưa được khai thác, đây là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp than, phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Tồn tỉnh hiện có hơn 800 di tích và văn hố, trong đó có 132 di tích được xếp hạng cùng hàng nghìn tài liệu và hiện vật cổ có giá trị. Đặc biệt, quần thể di tích Phố Hiến, Đa Hoà, Dạ Trạch, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông… là nguồn tiềm năng văn hố rất có giá trị cho phát triển du lịch.
Ngày 01 - 01 - 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập. Tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đặc biệt là phát triển nơng nghiệp theo hướng hàng hố phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Mặc dù khi mới tái lập, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của Hưng Yên còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém, giáo dục, y tế cịn khó khăn, mức hưởng thụ của nhân dân trong các hoạt động xã hội, dịch vụ còn hạn chế. Sau 14 năm tái lập tỉnh, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu, kinh doanh bình đẳng theo cơ chế thị trường, Hưng Yên đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện, khuyến khích phát triển mạnh kinh tế dân doanh, bao gồm kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và kinh tế hộ gia đình. Thực hiện đơn giản hố thủ tục thành lập các doanh nghiệp và tạo cơ sở pháp lý đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực.
Với những giải pháp và cơ chế phù hợp, khu vực kinh tế doanh dân có bước phát triển mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao và trở thành một động lực của nền kinh tế tỉnh nhà. Hưng Yên đã hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của địa phương. Trong thời gian qua, Hưng Yên cũng đã tích cực chủ động cải thiện mơi trường đầu tư, thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, lao động để thu hút các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Năm 1997, sau khi tái lập tỉnh, chỉ có 3 dự án đầu tư nước ngồi với tổng số vốn đăng ký là gần 50 triệu USD; tính đến hết năm 2009 tổng số dự án đầu tu nước ngoài trên địa bàn tỉnh là 172 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1.138 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư được mở rộng và đa dạng tập trung vào các ngành sản xuất như: lắp ráp điện tử, cơ khí, hàng may mặc, chế biến nơng sản thực phẩm, thức ăn gia súc… là những ngành có ưu thế của tỉnh. Các dự án lớn được tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp tập trung như: huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ.
Vì vậy, trong thời gian qua thị trường hàng hố, dịch vụ đã có bước phát triển mới với sự tham gia ngày càng nhiều chủ thể thuộc các thành phần kinh tế. Các dịch vụ tài chính, viễn thơng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm phát triển mạnh, hoạt động sôi động, đang trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Vị thế Hưng Yên ngày càng được khẳng định và nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Mặc dù có nhiều biến động của nền kinh tế thế giới, tác động trực tiếp đến kinh tế trong nước, nhưng kinh tế tỉnh nhà hàng năm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm GDP tăng 11,74% năm. GDP bình quân đầu người năm 2004 đạt 5,9 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 20 triệu đồng, tăng gấp 3,5 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2004, nông nghiệp: 34%; công nghiệp, xây dựng: 34,5%; dịch vụ: 31,5%. Đến năm 2010, nơng nghiệp cịn: 25%; cơng ngiệp, xây dựng: 44%; dịch vụ: 31%. Hiện nay, Hưng Yên có trên 57 vạn lao động trong độ tuổi, trẻ khoẻ và có trình độ văn hố cao, chiếm 51% dân số, lao động đã qua đào tạo nghề đạt 33% có trình độ đại học,
cao đẳng, trung học và cơng nhân kỹ thuật, có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.
Tất cả những yếu tố đó đã tác động khơng nhỏ đến đời sống của người dân Hưng Yên, trong đó có phụ nữ. Kinh tế tăng trưởng đã góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân, giúp họ có điều kiện nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.