1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ hành chính công
1.4.1. Các nhân tố bên trong
Một bộ máy quản lý với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hiệu lực và hiệu quả; một đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý và cung ứng dịch vụ sẽ là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính cơng. Xác định được tầm quan trọng của các nhân tố này nên những năm vừa qua, Nhà nước đã có những cải cách lớn về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dịch vụ hành chính cơng và có nhiều biện pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.
Dịch vụ hành chính cơng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và xã hội, do vậy Nhà nước cần đầu tư ngân sách hợp lý, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút mọi nguồn lực, trí tuệ, tài sản và cơng sức của toàn xã hội cùng tham gia cung ứng dịch vụ hành chính cơng.
Tình trạng độc quyền trong lĩnh vực này, thủ tiêu cạnh tranh trong nội bộ khu vực công cũng như giữa khu vực cơng và khu vực tư. Trong kinh tế học nói chung, về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế, trạng thái độc quyền làm triệt tiêu động lực đổi mới của tự thân tổ chức độc quyền. Họ không thực sự chú ý đến nhu cầu đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng vì bản thân họ không chịu bất kỳ một sức ép cạnh tranh nào. Dịch vụ hành chính cơng khơng phải là một ngoại lệ. Việc nhà nước đảm nhiệm cung ứng phần lớn dịch vụ hành chính cơng, mặc nhiên quyết định mọi khía cạnh liên quan đến dịch vụ hành chính cơng, cơ chế thị trường khơng có tiếng nói tất yếu dẫn đến chất lượng dịch vụ hành chính cơng.
Cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước đang bộc lộ nhiều điểm yếu, khơng phù hợp với chức năng của nền hành chính nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường và do đó khơng có khả năng cung ứng những dịch vụ mà thực tế địi hỏi. Nền hành chính vẫn cịn mang nặng dấu ấn của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ người dân trong điều kiện mới, hiệu quả quản lý còn thấp. Các bộ, ngành, địa phương vẫn theo mơ hình quản lý cũ, mang nặng tính quan liêu, hình thức. Có nhiều loại dịch vụ mà dân có nhu cầu đã khơng được quan tâm giải quyết đúng mức, thí dụ như dịch
vụ cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ việc làm,… Ngoài ra, chức năng, nhiệm vụ quản lý của bộ máy hành chính chưa được xác định phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch. Việc quy định thẩm quyền, phân công trách nhiệm không rõ ràng cùng với sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong những cơng việc có tính chất liên ngành đã làm giảm chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính cơng của Nhà nước (Lê Mai Chi, 2003).