Phân tích và đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 25 - 29)

1.2. Các vấn đề chung về quản lý rủi ro trong lĩnh vực xuất bản

1.2.5.2 Phân tích và đo lường rủi ro

a. Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là q trình bóc tách nghiên cứu những rủi ro, xác định các mối nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn rủi ro. Phân tích rủi ro gồm có: Phân tích hiểm họa, dự đoán tổn thất, và đo lường rủi ro.

Nhà quản lý tiến hành: - Phân tích hiểm họa:

+ Phân tích điều kiện tiềm ẩn nguy cơ gây phát sinh rủi ro và gia tăng thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

+ Kiểm sốt trong tất cả các q trình để phát hiện rủi ro. - Phân tích ngun nhân rủi ro, theo các góc nhìn sau: + Rủi ro xảy ra liên quan đến con người.

+ Rủi ro xảy ra do yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa hay cơ học của đối tượng rủi ro.

+ Rủi ro đến từ cả hai nguyên nhân trên, vừa phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật lẫn con người.

- Phân tích tổn thất:

Có hai phương thức như sau:

+ Phân tích những tổn thất đã xảy ra: Thống kê, đánh giá các tổn thất đã xảy ra trong lịch sử để dự báo tổn thất trong tương lai.

+ Căn cứ vào nguồn gốc, bản chất của rủi ro, từ đó đưa ra mức độ tổn thất dự kiến. Các phương pháp phân tích rủi ro, có thể kể đến:

- Thống kê kinh nghiệm. - Xác suất thống kê.

- Phân tích dựa trên cảm quan.

- Phương pháp sắp xếp các nhân tố tác động.

b. Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro, tính tốn, xác định tần suất và biên độ rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro.

Nhà quản lý có thể sử dụng phương pháp định tính hay định lượng để đo lường rủi ro:

- Phương pháp định tính: Phương pháp này phụ thuộc phần nhiều vào kinh nghiệm của chuyên gia, sử dụng suy đốn, dự đốn để dự tính tổn thất, ước lượng, đánh giá mức độ tổn thất.

- Phương pháp định lượng:

+ Phương pháp trực tiếp: xác định các tổn thất bằng các cơng cụ đo lường, tính tốn trực tiếp, kết quả thể hiện bằng con số,…

+ Phương pháp gián tiếp: Từ những con số trực tiếp mà ước lượng, tính tốn các chi phí gián tiếp do rủi ro gây ra.

+ Phương pháp xác suất thống kê: Tìm và đặt các mẫu đại diện, qua đó tính tỷ lệ trung bình của tổn thất, từ đó tính tổng thiệt hại gây ra bởi rủi ro.

+ Phương pháp đánh giá: Dựa trên số liệu thống kê, hoặc nhận định của chuyên gia. + Sử dụng các hệ số tài chính, cơ cấu vốn để đánh giá nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp:

Hệ số vốn tự có: Đây là tỷ lệ giữa số vốn chủ sở hữu, trên toàn bộ vốn của doanh nghiệp. Hệ số này đánh giá khả năng tực chủ tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao, chứng tỏ khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp càng lớn, tình hình tài chỉnh càng ổn định.

Hệ số tổng tài sản so với nợ: Đánh giá độ tự chủ của công ty về mặt tài chính, khơng phụ thuộc vào các khoản nợ của cơng ty. Hệ số này càng cao, thì khả năng rủi ro xảy ra càng thấp.

Hệ số tài sản ngắn hạn: Hệ số này đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số nợ cho biết nợ phải trả chiếm bao nhiều phần trong giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp, hay trong tài sản của doanh nghiệp, bao nhiều phần là từ nợ phải trả (Pinetree Sercurities, 2022).

1.2.5.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro a. Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro sử dụng các biện pháp như: Né tránh rủi ro, ngăn ngừa, giảm thiểu, và đa dạng hóa rủi ro. Qua đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại trước những rủi ro thuần túy, tận dụng được những rủi ro suy đốn để nắm bắt cơ hội, từ đó đạt mục tiêu kinh doanh, giảm chi phí, và giữ an tồn tài chính.

- Tầm quan trọng của kiểm sốt rủi ro:

+ Là tấm khiên của doanh nghiệp trước những rủi ro, thất thốt về tài chính. + Giảm chi phí để xử lý các sự cố phát sinh.

+ Hạn chế những tổn thất, nguy hiểm xảy ra cho người lao động. + Tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

+ Tận dụng những cơ hội để gặt hái lợi nhuận. - Các cơng cụ kiểm sốt rủi ro.

+ Né tránh rủi ro: Là việc né tránh hoạt động tiểm ẩn nguy cơ rủi ro hoặc loại bỏ từ gốc những nguyên nhân gây ra rủi ro, tổn thất.

+ Ngăn ngừa tổn thất: Sử dụng các biện pháp để giảm tần suất và mức độ tổn thất khi chúng xảy ra.

+ Giảm thiểu rủi ro: Sử dụng hai phương pháp thông thường là: chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa rủi ro nhằm giảm thiểu những thiệt tổn thất mà rủi ro mang lại.

+ Đa dạng hóa rủi ro: Phân chia các nguồn lực, đa dạng các danh mục đầu tư để khi rủi ro xảy ra, khoản thu này sẽ bù cho khoản khác để doanh nghiệp đảm bảo được cân bằng tài chính.

b. Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn thất xảy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất. Các rủi ro khơng thể ngăn ngừa và kiểm sốt sẽ được tài trợ.

Có các biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro:

- Chấp nhận rủi ro: Nghĩa là doanh nghiệp sẽ tự chịu các tổn thất, khoản phí mà rủi ro mang lại. Nguồn tiền để tài trợ cho rủi ro sẽ từ nguồn tự có, hoặc các khoản vay.

- Bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm và phía cung cấp dịch vụ bảo hiểm sẽ ký kết một hợp đồng, qua đó phía mua bảo hiểm chấp nhận nộp khoản phí duy trì bảo hiểm định kỳ, để khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra, trách nhiệm gánh vác các khoản tổn thất tài chính sẽ thuộc về bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

- Chuyển giao rủi ro khơng qua bảo hiểm: Chính là sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh, qua đó rủi ro được chuyển cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh tế khác.

- Trung hòa rủi ro: Giảm thiểu rủi ro trong đó thời gian đáo hạn của tài sản và nợ phải trả tương ứng với nhau, tối thiểu hóa tác động tiêu cực của lãi suất lên giá trị ròng theo thời gian.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)