Kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 47 - 50)

2.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tại một số công ty hoạt động trong lĩnh vực

2.2.2. Kiểm soát rủi ro

Để khảo sát về niềm tin của doanh nghiệp về lợi ích của các cơng cụ quản lý rủi ro, tác giả sự dụng câu hỏi: “Anh(chị) có cho rằng rủi ro có thể nhận diện cũng như dự báo, và việc quản lý rủi ro tốt có thể hạn chế được rủi ro?”, và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát niềm tin của các doanh nghiệp vào lợi ích của quản lý rủi ro

Doanh nghiệp đánh giá cơng cụ QLRR trong việc kiểm sốt rủi ro Số lượng

Có thể 6

Có thể nhưng khó 3

Khơng khả thi 1

Tổng số 10

Theo kết quả khảo sát, thì phần lớn các doanh nghiệp đều tương đối tin tưởng và kỳ vọng vào lợi ích của hoạt động quản lý rủi ro doanh nghiệp (với tỷ lệ 60%), chỉ có duy nhất một đại diện doanh nghiệp đánh giá quản ly rủi ro là bất khả thi. Tỷ lệ này tương đối đáng mừng, bởi dù có 30% doanh nghiệp trả lời sẽ khó thực hiện, nhưng với sự đầu tư nhân lực và tài chính tương đối từ lãnh đạo cơng ty, hồn tồn có thể thay đổi cách nhìn của những doanh nghiệp này về khả năng của hoạt động quản lý rủi ro.

Bất ổn là từ được lặp lại rất nhiều trong thời kỳ hiện nay, vậy bài toán đặt ra cho doanh nghiệp lúc này là phải duy trì được trạng thái ổn định nội tại, trước những biến động ngoại lực, điều này là tiên quyết để giữ cho dịng chảy tài chính của cơng ty ổn định, và doanh nghiệp trở nên vững vàng trước những sóng gió của thị trường. Vì thế mà quản lý rủi ro cho doanh nghiệp nên là yếu tố cần được quan tâm để giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển.

Để khảo sát về thực trạng quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp, tác giả sử dụng câu hỏi: “Doanh nghiệp của Anh(chị) có quy trình kiểm sốt, quản lý rủi ro không?”, và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng quy trình quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quy trình QLRR chưa, đánh giá quy trình đó? Số lượng

Đã có quy trình rõ ràng 3

Có nhưng chưa hồn chỉnh 2

Chưa có 5

Tổng số 10

(Nguồn: Tác giả tự khảo sát)

Theo kết quả của câu trả lời này, thì 50% số doanh nghiệp chưa có quy trình rõ để kiểm sốt, quản lý rủi ro. Chỉ có 30% trả lời đã có quy trình rõ ràng, và 20% đang có định hướng xây dựng một quy trình quản lý rủi ro hồn hỉnh và hiệu quả. Kết quả này cũng dễ hiểu, bởi đặt trong điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để có một bộ phận riêng để quản lý rủi ro, cũng như trích lập ngân sách để bộ phận này hoạt động và có một quỹ tài trợ rủi ro là tương đối khó, nhưng khơng phải bất khả thi nếu

doanh nghiệp có chiến lược và đầu tư hợp lý thì hồn tồn có thể xây dựng một quy trình quản lý rủi ro hiệu quả.

Để đánh giá về mức độ am hiểu của doanh nghiệp về các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tác giả đặt câu hỏi: “Anh(chị) có am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro?”, và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát mức độ am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp

Mức độ am hiểu về QLRR của doanh nghiệp? Số lượng

Khơng am hiểu 2

Có hiểu, nhưng không sâu 5

Hiểu rõ 3

Tổng số 10

(Nguồn: Tác giả tự khảo sát)

Theo kết quả trả lời, ta nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản khơng am hiểu về các biện pháp phịng ngừa và giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi rủi ro, khi mà chỉ có 30% doanh nghiệp trả lời là hiểu rõ và có 20% hồn tồn khơng am hiểu. Có thể các doanh nghiệp hiện nay đang chưa tin, chưa nhận thấy giá trị mà hoạt động quản lý rủi ro có thể mang lại cho doanh nghiệp, khi chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải chi một khoản cho nhân sự, cũng như trích quỹ phịng ngừa rủi ro nhưng chưa biết quỹ này có hoạt động hiệu quả khơng, khi mà trường hợp rủi ro thực sự xảy ra vẫn còn bỏ ngỏ.

Để đánh giá mức độ quan tâm của các doanh nghiệp đến vấn đề quản lý rủi ro trong thời kỳ Covid-19 hiện nay, tác giả đặt câu hỏi: “Trong tình hình thị trường nhiều biến động do đại dịch hiện nay, Anh(chị) có cho rằng quản lý rủi ro là một vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?”, và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát mức độ quan tâm của các doanh nghiệp đến quản lý rủi ro

Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến quản lý rủi ro? Số lượng

Khơng cần thiết 0

Bình thường 4

Rất quan trọng 6

Tổng số 10

(Nguồn: Tác giả tự khảo sát)

Theo kết quả trả lời, ta thấy có 60% đại diện cho rằng quản lý rủi ro là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên kết đến câu hỏi thứ 4 về niềm tin của doanh nghiệp vào khả năng nhận diện và giảm thiểu rủi ro của các phương pháp quản lý rủi ro, rằng 60% doanh nghiệp cũng tin rằng rủi ro có thể dự báo được bằng hoạt động quản lý, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Dù 80% doanh nghiệp rất quan ngại về các rủi ro, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phát hành và xuất bản tại Việt Nam vẫn chưa am hiểu, cũng như khá mơ hồ về hoạt động quản lý rủi ro.

→ Theo các kết quả khảo sát thu được, ta có thể đưa ra các nhận định sơ bộ như sau. Đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực xuất bản đa số đều đã gặp, và chịu thiệt hại bởi các rủi ro trong quá trình kinh doanh. Đa phần các doanh nghiệp đều đã ý thức được những rủi ro mà doanh nghiệp mình gặp phải. Tuy nhiên chính bởi sự thiếu tin tưởng, cũng như chưa am hiểu về các công cụ quản lý rủi ro, và cân nhắc trong việc bỏ ra một khoản phí để tài trợ cho hoạt động này, khiến cho các doanh nghiệp vẫn đang thiếu những quy trình quản lý rủi ro một cách có hệ thống và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)