2.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tại Công ty Cổ phần Sách và Giáo dục trực
2.3.4.1 Tài trợ rủi ro lãi suất, tỷ giá
Khác với những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó có thể tự trích lập quỹ rủi ro cho những rủi ro lãi suất thế này, vì vậy giải pháp hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản để tài trợ cho rủi ro dạng này thường là tìm kiếm các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Hiện nay Chính phủ và tổ chức tài chính Nhà nước thường có các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các ngân hàng như: Ngân hàng phát triển Việt Nam, các ngân hàng thương mại Nhà nước, các chương trình mục tiêu Nhà nước, các quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa… Thông qua các tổ chức và cơ chế chính sách này, doanh nghiệp có thể được tiếp cận với nguồn vốn vay ổn định, lãi suất thấp, giảm thiểu được những rủi ro từ biển đổi lãi suất để tập trung cho việc sản xuất và phát triển. Sau đây là một số tổ chức tài chính với cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:
− Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trực tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, với hỗ trợ với lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn là 2,16% và trung dài hạn là 4% từ khoảng quý 3 năm 2021.
− Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) cũng có những chương trình cho vay ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, với lãi suất ngắn hạn là 2.16%/năm và dài hạn là 4%/ năm, với cam kết lãi suất sẽ được giữ cố định, thậm chỉ giảm tiếp qua các năm.
− Các ngân hàng thương mại nhà nước đã được Chính phủ và Quốc hội giao cho triển khai gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp. Quốc hội và Chính phủ cũng đã đề xuất gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp gặp thiệt hại bởi tác động từ đại dịch Covid-19, như gói hỗ trợ cho vay năm 2009. Ví dụ với ngân hàng VietinBank, lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang từ 4.2%/năm; ưu đại 100% mức phí bảo lãnh/phí tài trợ thương mại/Nhờ thu/Bao thanh tốn/L/C; Giảm 40% mức phí bảo hiểm.
Tuy nhiên, cũng có những quy tắc cần được tuân thủ khi sử dụng các khoản vay này, để giảm thiểu những rủi ro khơng đáng có, đó là:
− Vốn vay ngân hàng chỉ nên là nguồn bổ sung, khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp vẫn cần được đặt lên hàng đầu. Việc huy động vốn đầu tư nên phải phù hợp với tình hình thị trường.
− Các doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau, thông qua việc vay vốn nhàn rỗi giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.