2.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tại một số công ty hoạt động trong lĩnh vực
2.2.1. Nhận diện rủi ro
Để khảo sát về tình hình rủi ro tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản, với câu hỏi: “Doanh nghiệp của Anh (chị) đã khi nào gặp rủi ro chưa?”, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng rủi ro của các doanh nghiệp
Doanh nghiệp đã gặp rủi ro trong kinh doanh? Số lượng
Chưa bao giờ gặp 1
Có gặp nhưng thiệt hại khơng đáng kể 5
Có gặp rủi ro tài chính và bị thiệt hại đáng kể 4
Tổng cộng 10
(Nguồn: Tác giả tự khảo sát)
Theo kết quả khảo sát thu được, ta nhận thấy có 5 doanh nghiệp đã trả lời đã gặp rủi ro nhưng thiệt hại không đáng kể, và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có 4 đại diện đã trả lời đã từng gặp rủi ro và chịu thiệt hại đáng kể, mất nhiều thời gian cũng như nguồn lực để khắc phục rủi ro. Theo kết quả thu được cho câu hỏi này, đa phần các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành đều gặp những rủi ro về tài chính, đáng kể hoặc khơng đáng kể, các đại diện doanh nghiệp cũng nhận biết được vấn đề này. Điều này cho ta một kết luận tạm thời, đó là rủi ro là một yếu tố đáng lưu tâm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phát hành và xuất bản.
Do giới hạn về không gian và thời gian của luận văn, tác giả đã chọn các rủi ro thường gặp nhất của các doanh nghiệp để đưa ra câu hỏi. Để tìm hiểu về mức độ quan ngại của các doanh nghiệp đối với từng loại rủi ro, tác giả sử dụng câu hỏi: “Trong các loại rủi ro sau đây: 1) Rủi ro lãi suất, 2) Rủi ro thay đổi tỷ giá, 3) Rủi ro giá cả hàng hóa, 4) Rủi ro từ đối tác giao dịch, 5) Rủi ro khác. Anh (chị) hãy sắp xếp theo thứ tự thường gặp đối với doanh nghiệp mình”, và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát mức độ quan ngại cho từng loại rủi ro
Loại rủi ro thường gặp nhất của doanh nghiệp? Điểm đánh giá TB
Rủi ro từ đối tác giao dịch 4.5
Rủi ro giá cả hàng hóa 3.7
Rủi ro lãi suất 2.9
Rủi ro khác 2.1
Rủi ro thay đổi tỷ giá 1.8
Theo kết quả này, ta thấy yếu tố rủi ro từ đối tác giao dịch đang là vấn đề gây nhiều thiệt hại, và là mối bận tâm lớn nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phát hành, xuất bản. Kế sau đó là đến rủi ro từ giá cả hàng hóa, rủi ro lãi suất rồi đến các rủi ro khác, cuối cùng mới là rủi ro về thay đổi tỷ giá. Ta nhận thấy ngay, nếu trong trường hợp các cơng ty, tập tồn lớn, có quy mơ vốn lớn, cơ cấu vốn huy động lớn hơn thì rủi ro lãi suất thường là yếu tố được quan ngại hàng đầu, tuy nhiên, trong trường hợp các công ty vừa và nhỏ, rủi ro dạng này chỉ đứng ở vị trí thứ ba. Điều đó cho thấy đa phần các cơng ty nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực phát hành và xuất bản sách có cơ cấu vốn khá ổn định, khi vốn tự thân của doanh nghiệp cao, và không phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay, và vốn huy động. Đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, rủi ro từ đối tác giao dịch đang là yếu tố rất đáng quan ngại đối với doanh nghiệp, bởi rất nhiều doanh nghiệp, đối tác trong ngành đã và đang chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Kế đến là rủi ro đến từ giá cả hàng hóa, đây cũng là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp, khi mà trong hai năm gần đây, giá nguyên liệu giấy đầu vào liên tục tăng đến 20 - 30% so với thời điểm trước đại dịch. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp phát hành và xuất bản, khi mà Covid-19 đã làm túi tiền của rất nhiều người tiêu dùng bị ảnh hưởng, và khách hàng có xu hướng cắt giảm chi tiêu để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu hơn, và theo đó, giá thành sản phẩm cũng là yếu tố đáng cân nhắc, giúp khách hàng dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, giá giấy liên tục tăng làm các doanh nghiệp phải tăng giá bìa sản phẩm khiến khách hàng gặp có khăn hơn trong việc tiếp cận sản phẩm, dẫn đến sự sụt giảm doanh số.
Loại rủi ro kế tiếp mà các doanh nghiệp phải đương đầu đó là rủi ro từ lãi suất, đến từ các khoản vay tài chính. Tình hình kinh tế đang trên đà mở cửa lại sau dịch, cũng như áp lực từ lạm phát cũng có thể khiến lãi vay tăng cao, đây là một yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm trong tình hình hiện tại. Và cuối cùng là rủi ro khác, và rủi ro tỷ giá.
Để khảo sát về mức độ quan ngại của doanh nghiệp đối với nguy cơ xảy ra rủi ro, tác giả sử dụng câu hỏi: “Trong việc điều hành doanh nghiệp, Anh(chị) có quan ngại về nguy cơ rủi ro gây tổn thất cho doanh nghiệp?”, và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát mức độ quan ngại về nguy cơ rủi ro của các doanh nghiệp
Mức độ quan ngại của doanh nghiệp về nguy cơ rủi ro? Số lượng
Không quan ngại 0
Bình thường 2
Rất quan ngại 8
Tổng số 10
(Nguồn: Tác giả tự khảo sát)
Kết quả cho thấy đa số các doanh nghiệp đều quan ngại nguy cơ từ rủi ro, có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp mình. Điều này là dễ hiểu bởi xu hướng thị trường đang ngày càng rộng mở, ngày càng có nhiều yếu tố mà các doanh nghiệp phải quan tâm và kiểm soát, nhất là trong thời kỳ đại dịch như hiện tại với rất nhiều biến đổi thất thường và trái chu kỳ.