2.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tại Công ty Cổ phần Sách và Giáo dục trực
2.3.1.2. Rủi ro thay đổi tỷ giá:
Rủi ro tỷ giá cũng là một loại rủi ro có thể xảy ra nếu doanh nghiệp có vốn vay từ nước ngoài, tuy nhiên với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là một yếu tố cần được
tính đến nhưng không phải là một nguy cơ quá cao. Tất nhiên, những biến động của đồng tiền thế giới cũng đã gây ảnh hưởng gián tiếp đến ngành xuất bản trong năm vừa rồi, khi mà đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã tăng đến 8% trong năm 2021, kết hợp với đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đã khiến cho giá nguyên liệu giấy nhập khẩu từ nước này tăng đến 20 - 30%.
2.3.1.3. Rủi ro từ giá cả hàng hóa:
Tiếp nối ý trên, về giá nguyên liệu giấy đầu vào cho ngành xuất bản. Ngành xuất bản là một ngành mà giá cả luôn được niêm yết cố định trên sản phẩm sách, và khi mà giá giấy tăng đến trên 20%, trong khi giá bìa khơng đổi, sẽ tác động cực kỳ lớn tới nguồn thu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Ta có một ví dụ như sau:
Giá vốn cho mỗi đầu sách thường được tính theo số trang, các chi phí này bao gồm:
- Biên tập (Khoảng từ 8000 VND/trang)
- Giấy phép (khoảng 2 - 3 triệu VND)
- Chi phí bản quyền (thường từ 20 triệu VND)
- Xuất bản, biên tập, giấp phép, lưu chiểu, và đọc duyệt (tính theo trang) (Trung bình 10 - 15 triệu VND)
- In ấn (Khoảng 80-100đ/trang cùng với bìa khoảng 2000đ)
- Tiền công nhân viên, kho bãi (Khoảng 20 triệu VND/2000 cuốn sách được in ra)
Vậy thì, ví dụ lần in đầu doanh nghiệp sẽ in khoảng 2000 cuốn, thì chi phí in ấn sẽ chiếm khoảng 40% tiền của vốn sản phẩm sách. Chính vì vậy, khi giá giấy tăng 20 - 30% trong năm vừa rồi, đáng lý ra giá bìa sách phải tăng tương xứng là 10 - 15%. Tuy nhiên, sản phẩm sách là sản phẩm mà giá bìa ln được in trên mỗi sản phẩm, vì vậy, bài tốn đặt ra cho doanh nghiệp là có tăng giá sách hay khơng, việc tăng giá sách sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy và vấn đề phức tạp, từ việc tái bản, làm việc lại với phía nhà xuất bản, nhưng nan giải hơn đó là làm việc với phía đối tác để có phương án đối với
sách mới và sách cũ song song trên kệ hàng, một là thu hồi sách cũ để bán trên một số kênh cố định, hai là để hai sản phẩm khá tương đồng với giá cả chênh lệch nhau. Việc hai sản phẩm tương đồng với hai mức giá được bày bán song song chắc chắn sẽ gây nên thắc mắc đối với người tiêu dùng, dẫn đến những phát sinh trong việc xử lý khiếu nại của khách hàng.
Một lí do khác khiến cho rủi ro từ giá cả hàng hóa là yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản, là bởi khi mà người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu, để phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu hơn, thì việc tăng giá sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua sắm của khách hàng.
Vì vậy, rủi ro từ giá cả hàng hóa là một trong những rủi ro rất cần được lưu tâm và kiểm soát trong giai đoạn nhiều biến động như hiện tại, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất bản tại Việt Nam.