Yếu tố tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 30 - 32)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong doanh nghiệp xuất bản

1.3.2. Yếu tố tài chính

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một chuỗi hoạt động, bằng việc việc tạo lập, phân phối, sử dụng, luân chuyển và chuyển hóa quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra.

Vậy thì, rủi ro từ yếu tố tài chính sẽ gây ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp, cụ thể hơn, rủi ro từ yếu tố tài chính là về khả năng mất tiền của doanh nghiệp khi đầu tư hoặc kinh doanh. Các nhân tố tiềm ẩn, có khả năng gây rủi ro tài chính cho doanh nghiệp có thể kể đến: lãi suất, tín dụng, thị trường và rủi ro thanh khoản. Những rủi ro tài chính sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp chậm hoặc khiến doanh nghiệp khơng thanh tốn các khoản vay đáo hạn, cuối cùng làm kiệt quệ tài chính và khiến doanh nghiệp phá sản.

Các loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp có thể kể đến đó là:

- Rủi ro lãi suất: Trong hoạt động kinh doanh, huy động vốn vay là điều cần thiết với gần như tất cả các doanh nghiệp. Trong kế hoạch kinh doanh, thì lãi suất tiền vay dự tính ln là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy đã được dự tính trước, nhưng những thay đổi trong kinh tế vĩ mô thường sẽ nằm ngồi tầm kiểm sốt của doanh nghiệp, và giá trị trực tiếp biến động sẽ là lãi suất tiền vay. Nhất là khi có lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng phi mã sẽ là áp lực đè nặng lên doanh nghiệp, làm các kế hoạch tài chính bị đảo lộn và mất kiểm soát. Rủi ro về lãi suất này sẽ tỷ lệ thuận với lượng tiền vay của doanh nghiệp.

- Rủi ro biến động giá cả hàng hóa: Đối với các doanh nghiệp sử dụng các hợp đồng cố định giá trong một thời gian dài, hoặc có các mặt hàng với giá niêm yết cố định, thì biến động giá cả hàng hóa, nguyên liệu đầu vào là một rủi ro rất cần quan tâm. Đặc biệt, khi tỷ lệ lạm phát cao, hoặc có chiến tranh thương mại xảy ra ở các nước cung cấp nguyên liệu đầu vào. Rủi ro về biến động giá cả hàng hóa trong ngành xuất bản là một vấn đề rất cần được quan tâm, khi nguyên liệu giấy đầu vào thường có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, biến động của đồng Nhân dân Tệ ảnh hưởng rất lớn đến giá giấy đầu vào, trong khi giá bìa sách thì ln là con số cố định.

- Rủi ro nguồn tín dụng là tính bất ổn về khả năng huy động vốn tài trợ cho các kế hoạch kinh doanh kịp thời, quy mô phù hợp và lãi suất hợp lý. Khả năng huy động, thu hút vốn từ các kênh là một trong những nhân tố then chốt quyết định tiềm lực tài chính của doanh nghiệp hiện nay, là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Rủi ro thanh khoản: Các dòng tiền vào (dòng thu) và dịng ra (dịng chi) ln phải cân đối để phục vụ cho việc xoay vòng vốn và các nguồn lực, đảm bảo cho công việc kinh doanh được ổn định. Việc thiếu tiền sẽ dẫn đến đình trệ sản xuất, khi mà doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn các khoản mua nguyên vật liệu, trả lương nhân viên, trả các khoản vay đáo hạn, điều này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Sẽ có hai dạng mất cân đối dịng tiền, đó là: tạm thời và dài hạn.

Rủi ro thanh khoản đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản thường đến từ phía đối tác kinh doanh, bởi đặc thù trong kinh doanh ngành sách đó là thường các sản phẩm sách được phân phối dưới hình thức ký gửi, thanh tốn sau, chính vì thế, khi khách hàng chậm thanh toán, hay sinh ra nợ xấu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới dịng tài chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản. Đặc biệt là trong những thời điểm như mùa vụ sách, khiến cho doanh nghiệp khơng có nguồn tài chính để in bổ sung sách, sẽ gây ảnh hưởng lớn tới doanh thu của doanh nghiệp.Vì thế, trong lĩnh vực xuất bản, để dễ hình dung, có thể coi rủi ro thanh khoản là rủi ro từ phía đối tác kinh doanh.

Mất cân đối dòng tiền tạm thời ở doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi, nguyên nhân là từ việc chậm trễ thu hồi các khoản nợ; vấn đề trong việc góp vốn... Dịng tiền chỉ mất cân đối tạm thời thì có thể điều tiết và khắc phục được bằng nhiều phương pháp và rủi ro cho doanh nghiệp là không cao. Nhưng mất cân đối dòng tiền trong dài hạn xảy ra do những nguyên nhân như: phần chi phí cố định trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá cao; vốn lưu động tự có q ít; nợ xấu, khó địi tăng lên; doanh thu không đáp ứng được cho các khoản phí thường xuyên,… Lạm phát xảy ra thì việc mất cân đối dài lại càng trở thành nguy cơ hiện hữu, có thể dẫn đến việc phá sản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)