Xu hướng xuất bản tại Việt Nam đến năm 2025 và cơ hội, thách thức đối vớ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 66 - 69)

công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực xuất bản

3.1.1. Xu hướng xuất bản

Đại dịch Covid-19 đã thực sự là hồi chuông cảnh báo cho nhiều doanh nghiệp, khi trở nên quá bị động trước những rủi ro bất ngờ trên thị trường, khiến cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể phản ứng, dẫn tới những thiệt hại về tài chính đáng kể. Vì vậy, có thể trong những năm tới, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản sẽ quan tâm hơn đến vấn đề quản lý rủi ro, để giữ cho sức khỏe, tài chính của doanh nghiệp ổn định trước những bất ổn của thị trường. Dự báo trong những khảo sát trong tương lại, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận thức được lợi ích mà các cơng cụ quản lý rủi ro sẽ cao hơn so với mức 60% hiện nay, bởi 30% doanh nghiệp vẫn đang hồi nghi (trả lời khảo sát: “có thể nhưng khó”). Và khơng những thế, sẽ có nhiều hơn 60% doanh nghiệp sẽ đánh giá các công cụ quản lý rủi ro là rất quan trọng trong tình hình hiện nay, bởi trong khảo sát có đến 40% doanh nghiệp trả lời “bình thường” về mức độ quan trọng của quản lý rủi ro, và điểm đáng mừng là không doanh nghiệp nào trả lời “không quan trọng”. Điểm cần đặc biệt chú ý, thu được qua khảo sát vừa rồi, đó là chỉ 30% doanh nghiệp đánh giá “đã hiểu rõ” về các công cụ quản lý rủi ro, nhưng trong tương lai, rất có thể 50% doanh nghiệp từ mức “có hiểu nhưng khơng sâu” về quản lý rủi ro sẽ chuyển thành “đã hiểu rõ”, đó sẽ là hướng đi đúng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản để tiếp tục hoạt động ổn định, tiếp tục phát triển và nâng cao vị thế của doanh nghiệp, cũng như toàn ngành xuất bản trên thị trường.

Ngành xuất bản trong những năm tới chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, chuyển mình mạnh mẽ, trong thời đại số. Ngay trong thời kỳ đại dịch Covid-19, ngành văn học, ngành sách và xuất bản cũng đã tham gia tích cực vào cơng tác tuyên truyền,

phòng chống dịch, cũng như là điểm tựa tinh thần, giúp cho người dân vượt qua những khó khăn trong đại dịch. Những chiến dịch tuyên truyền về văn hóa đọc vẫn được tiếp tục, ngay trong đại dịch, với những chương trình, hội sách trực tuyến được các đơn vị xuất bản và phát hành lớn tổ chức, với sự tham gia đơng đảo của quần chúng, qua đó lan tỏa giá trị của văn hóa đọc một cách sâu rộng đến với nhân dân.

Một xu hướng dễ thấy ở ngành xuất bản trong tương lai, chính là xu hướng chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số, tận dụng những tiến bộ, xu hướng mới về cơng nghệ, có thể dễ dàng thấy được ở việc các đơn vị xuất bản đã tận dụng những thế mạnh của hình thức thương mại điện tử trong việc phân phối các sản phẩm sách ra thị thường. Không những thế, những sự kiện, chiến dịch quảng bá văn hóa đọc trước đây với hình thức trực tiếp thì nay đã được chuyển sang thể thức trực tuyến, với những chương trình như: Ngày sách Việt Nam (21/4/2021), hội sách trực tuyến quốc gia (17/4 đến 16/5 năm 2021) đã được tổ chức trực tuyến và đem lại những thành cơng vượt mong đợi từ phía đơn vị tổ chức, là cầu nối cho các độc giả tiếp cận với những xuất bản phẩm chất lượng từ những đơn vị xuất bản uy tín trên thị trường. Khơng những thế, có nhiều chiến dịch phổ cập văn hóa đọc của các đơn vị xuất bản sách uy tín trên thị trường như “Trích đọc trước giờ đi ngủ” của Cơng ty Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam, hay “Sách nói miễn phí cho ngày cách ly” do Alpha Books cùng ứng dụng sách nói Fonos thực hiện.

Sách điện tử và sách nói đang là xu hướng mới trên thị trường hiện nay, đây là xu thế chung của thị trường sách trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng vì sự thuận tiện mà các hình thức phát hành này đem lại. Các doanh nghiệp xuất bản truyền thống nên nắm bắt cơ hội này để bắt kịp với xu hướng sách điện tử và sách nói trong tương lại.

3.1.2. Cơ hội và thách thức

Đại dịch vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp định hịnh lại hướng đi, chiến lược, qua đó phát triển mạnh mẽ hơn sau khi dịch bệnh qua đi và kinh tế phục hồi.

3.1.2.1. Cơ hội

Cơ hội đầu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản chính là từ xu thế sách điện tử và sách nói hiện đang phát triển cũng như Nhà nước khuyến khích trong thời gian tới.

Cơ hội tiếp theo chính là từ thị trường sách và xuất bản phẩm có cơ cấu chuyển dịch từ hệ thống nhà sách truyền thống, sang các nền tảng thương mại điện tử, bởi thói quen tiêu dùng của khách hàng đã có nhiều thay đổi, được thúc đẩy khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Phát hành, xuất bản trực tuyến đã là hình thức cho thấy nhiều điểm tương đối ưu việt, nhất là về vấn đề an tồn, phịng tránh dịch bệnh. Đây là cơ hội cho các đơn vị trong lĩnh vực xuất bản nắm lấy và chiếm lĩnh thị trường mới.

Cơ hội tiếp theo có thể kể đến là từ sự phục hồi kinh tế sau thời kỳ dịch bệnh, đây sẽ là lúc doanh nghiệp phải thực sự tăng tốc để có thể hoạt động hiệu quả nhất, đem lại nguồn tài chính phục vụ cho sự phục hồi và phát triển.

3.1.2.2. Thách thức

Xu thế sách điện tử và sách nói cũng là thách thức đặt ra cho các đơn vị xuất bản, để chuyển mình, thích ứng, từ đó cung cấp ra thị trường những sản phẩm sách điện tử và sách nói chất lượng, phù hợp với một xã hội điện tử năng động, với những thay đổi nhanh và không ngừng trong tương lại, đáp ứng được nhu cầu, và thị hiếu đọc của người dân trong thời đại số 4.0. Tuy nhiên, việc đầu tư vào những dự án R&D, phát triển sản phẩm mới luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, về tính hiệu quả cũng như cân bằng giữa cung và cầu của thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thận trọng trong việc cân bằng các chi phí nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo được nguồn tài chính cho việc kinh doanh. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp trong thời kỳ này chính là việc xác định được hướng đi, cơ cấu lại bộ máy một cách hiệu quả hơn, để có nguồn nội lực dồi dào, sẵn sàng đón đầu những xu thế mới của ngành xuất bản trong tương lại.

Thách thức đặt ra cho doanh nghiệp trong việc phát triển trên thị trường thương mại điện tử, nhưng vẫn phải đảm bảo cho thị trường sách truyền thống, đây là rủi ro đầu cơ mà doanh nghiệp nào nắm bắt tốt, sẽ có thể thu lại được nguồn lợi nhuận lớn. Vấn đề hiện tại đó là các doanh nghiệp sẽ phải đưa ra những chiến lược hợp lý, quản lý

những rủi ro chiến lược khi phát triển thị trường, để vừa mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo cân bằng, tận dụng tối đa các nguồn lực.

Và cuối cùng là thách thức trong việc phục hồi sau dịch bệnh, các doanh nghiệp sau dịch bệnh đa phần đã ngấm đòn từ những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế trong thời kỳ dịch bệnh. Và lúc này, bài tốn đặt ra cho doanh nghiệp đó là xây dựng được quy trình quản lý rủi ro chuyên nghiệp, qua đó vững vàng trước những bất ổn trên thị trường, đảm bảo được nguồn tài chính để thực hiện các dự án phục hồi và phát triển trong thời kỳ kinh tế phục hồi, để đảm bảo việc tăng trưởng là tốt nhất, hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)