1.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp có ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực bao gồm các yếu tố về thể chế chính sách, trình độ phát triển kinh tế, văn hố xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế. Các yếu tố này có mức độ ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực là khác nhau, những tác động này có thể tạo ra những cơ hội hoặc những khó khăn đối với doanh nghiệp.
Yếu tố thể chế chính sách: Hệ thống chính trị, pháp luật và các chính sách xã hội là một trong những yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mơ của Nhà nước như chính sách giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động; chính sách lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động đều có tác động trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống pháp luật buộc các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Nó góp phần hình thành và làm thay đổi không chỉ về số lượng mà cả về cơ cấu nguồn nhân lực, triết lý, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, suy thoái, lạm phát, thu nhập, mức sống, tốc độ đầu tư, dân số, giá cả, sức mua của đồng tiền, quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu nguồn nhân lực và chính sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết tự điều chỉnh các hoạt động để thích nghi và duy trì được lực lượng lao động có kỹ năng cao để sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh trong điều kiện thuận tiện. Để duy trì được những lao động có tay nghề, mặt khác làm giảm chi phí lao động thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc việc giảm giờ làm, cho nhân viên tạm nghỉ hoặc giảm phúc lợi.
Yếu tố văn hóa - xã hội: Văn hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Khi giá trị xã hội không theo kịp với đà phát triển của thời đại, rõ ràng nó kìm hãm sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp. Điều này đưa đến hậu quả là văn hoá doanh nghiệp cũng kém năng động. Ngược lại, với sự phát triển của yếu tố văn hoá – xã hội, nguồn cung lao động chất lượng cao dồi dào và việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, sự thay đổi lối sống trong xã hội cũng ảnh hưởng đến cấu trúc nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, từ đó, ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Yếu tố giáo dục và đào tạo: đây là yếu tố quan trọng trong quá trình nâng cao, bổi dưỡng nguồn nhân lực. Bởi tri thức và phẩm chất của người lao động là sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo. Các quốc gia đều nhìn nhận rằng một nền giáo dục hoàn chỉnh, đồng bộ, toàn diện sẽ tạo ra những người lao động có tri thức, có kỹ năng
nghề nghiệp, năng động và sáng tạo. Như vậy, chất lượng của giáo dục đào tạo có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn lực trong doanh nghiệp. Chất lượng giáo dục tác động đến trình độ văn hóa, chun mơn, kỹ thuật tay nghề của người lao động, đồng thời có ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức khỏe của người lao động trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin xã hội.
Yếu tố khoa học và công nghệ: công nghệ đang trở thành đòn bẩy để các doanh nghiệp phát triển, khơng những thế, nó cịn ảnh hưởng lớn đến kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Công nghệ phát triển đã tạo ra nhiều ngành nghề mới, một số ngành nghề cũ mất đi, kiến thức kỹ năng nghề nghiệp của người lao động bị hao mịn nhanh chóng. Việc áp dụng cơng nghệ vào sản xuất kinh doanh địi hỏi những điều kiện nhất định về trình độ chun mơn của người lao động.
Yếu tố tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế: Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các quốc gia hướng đến việc phát triển nguồn lực con người thích nghi với bối cảnh cạnh tranh để phát triển. Tác động của xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với việc điều chỉnh, lựa chọn chiến lược phát triển của các quốc gia, địa phương mà trong đó có cả phát triển nguồn nhân lực là rất mạnh mẽ và sâu sắc. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động. Do đó, tồn cầu hoá và hội nhập quốc tế là động thực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp.
1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm các nhân tố thuộc về nguồn lực bên trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, quyết định nội lực phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Yếu tố văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc tuyển chọn nhân viên, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới và ảnh hưởng đến chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có quan niệm khác nhau về năng suất lao động và lương, có những doanh nghiệp sẵn sàng trả lương rất cao để thu hút, tuyển dụng được lao động chất lượng cao vì họ cho rằng năng suất cao và chi phí giảm,
doanh nghiệp vẫn có lợi. Ngược lại, có những doanh nghiệp trả lương ở mức trung bình, họ quan điểm là như vậy vẫn duy trì dược thế cạnh tranh do giá sản phẩm dịch vụ khơng tăng thì lương khơng thể tăng. Bên cạnh đó có những doanh nghiệp đã áp dụng chính sách lương thưởng thấp vì tài chính khó khăn. Doanh nghiệp không chỉ tạo ra môi trường làm việc tốt, mà cịn tạo ra mơi trường sống tối ưu cho người lao động, đó chính là văn hóa nhân văn của mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế, việc tạo lập bầu khơng khí cởi mở, thân thiện, khơng mâu thuẫn, thống nhất theo một mục tiêu sẽ khơi gợi tinh thần trách nhiệm trong cơng việc và nỗ lực phát triển hồn thiện bản thân của người lao động. Như vậy, văn hóa mạnh của doanh nghiệp là nhân tố thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.
Yếu tố mục tiêu của doanh nghiệp: Căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp hàng năm thì chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng được triển khai dựa trên cơ sở mục tiêu chính của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành cơng cũng phải có mục tiêu nhất định. Căn cứ vào mục tiêu, tổ chức xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp và chương trình hành động. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cũng được xây dựng trên cơ sở các loại kế hoạch hoạt động đó của doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức. Trong trường hợp doanh nghiệp có mục tiêu mở rộng quy mơ thì ưu tiên phát triển số lượng nhân lực, trong trường hợp doanh nghiệp đặt mục tiêu nâng cao hình ảnh, chất lượng sản phẩm dịch vụ thì ưu tiên phát triển chất lượng nguồn nhân lực.
Yếu tố quan điểm và tầm nhìn của lãnh đạo: Nếu nhà lãnh đạo quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực như chỉ đạo việc tổ chức các chương trình tuyển dụng, đào tạo, đổi mới các chính sách đãi ngộ, thực hiện thường xuyên việc kiểm tra và đánh giá quá trình đào tạo một cách chặt chẽ thì các chính sách phát triển nguồn nhân lực mới phát huy được tác dụng của nó. Tầm nhìn của người lãnh đạo là khả năng phán đoán, dự báo những sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai. Người lãnh đạo có tầm nhìn sẽ nhân định được những cơ hội hay thách thức đối với doanh nghiệp, từ đó, lãnh đạo sẽ đưa ra những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp.
Yếu tố tình hình tài chính của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt sẽ có điều kiện để chi trả nhiều cho chính sách tuyển dụng và đào tạo để
tìm kiếm được nguồn nhân lực chất lượng. Tài chính mạnh cũng giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ hơn cho nhân viên như lương thưởng, nghỉ mát, thăm hỏi ốm đau, thai sản và ngược lại nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp khơng tốt thì việc thực hiện các chính sách trên gặp nhiều khó khăn. Nếu tài chính của doanh nghiệp chi cho phát triển nguồn nhân lực eo hẹp thì cơng tác đào tạo của doanh nghiệp bị hạn chế, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung đào tạo bên trong doanh nghiệp. Đồng thời, chính sách tạo động lực làm việc cũng phải thực hiện tiết kiệm để đảm bảo kinh phí hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến đời sống vật chất của người lao động ít được cải thiện, là nguyên nhân của động cơ làm việc thấp và ngược lại. Như vậy, nguồn tài chính chi cho các chính sách phát triển nguồn nhân lực góp phần tích cực vào chính sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.