Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
2.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế
2.2.1. Khái niệm và yêu cầu của nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế
* Khái niệm:
Nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế là các qui tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý kinh tế.
* Yêu cầu:
- Các nguyên tắc phải phù hợp với mục tiêu của quản lý;
- Các nguyên tắc phải phản ánh đúng tính chất và các quan hệ quản lý;
- Các nguyên tắc quản lý phải bảo đảm tính hệ thống, tính nhất quán và phải được bảo đảm bằng pháp luật.
2.2.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế
2.2.2.1. Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế
* Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận kinh tế và quản lý kinh tế
- Đảng vạch ra đường lối chủ trương phát triển kinh tế xã hội.
- Đảng chỉ rõ con đường, biện pháp, thủ đoạn, phương tiện để thực hiện đường lối chủ trương đã đặt ra.
- Đảng vận động quần chúng đoàn kết nhất trí thực hiện đường lối chủ trương nhằm chống nguy cơ chệch hướng XHCN.
* Phát huy vai trò điều hành, quản lý của nhà nước
- Nhà nước thực hiện biến đường lối chủ trương của Đảng thành kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch.
- Nhà nước dùng quyền lực của mình để điều chỉnh pháp luật và thi hành nghiêm minh pháp luật.
- Nhà nước chăm lo và giải quyết tốt những nhu cầu thiết thực của nhân dân. - Nhà nước thực hiện kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.
* Đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng đất nước. Vừa đấu tranh chống nạn tham nhũng và tệ quan liêu, vừa đấu tranh chống nguy cơ diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch...
2.2.2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý kinh tế. Tập trung dựa trên cơ sở dân dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung.
- Biểu hiện của tập trung là: + Thông qua hệ thống kế hoạch;
+ Thông qua hệ thống pháp luật và chính sách quản lý kinh tế; + Thực hiện chế độ 1 thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp. - Biểu hiện của dân chủ:
+ Mở rộng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, phân biệt rõ chức năng quản lý kinh tế và chức năng quản lý kinh doanh của các đơn vị sản xuất kinh doanh;
+ Hạch toán kinh tế;
+ Chấp nhận kinh tế thị trường, chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở của kinh tế;
+ Giáo dục, bồi dưỡng trình độ kiến thức cho quần chúng;
+ Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ; + Xóa bỏ dần chế độ chủ quan, cấp hành chính chủ quan và sự phân biệt giữa đơn vị kinh tế trung ương và địa phương.
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta thể hiện:
- Các cơ quan quyền lực nhà nước đều do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Các cơ quan hành chính nhà nước, tòa án, viện kiểm sát đều do cơ quan quyền lực nhà nước bầu ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan bầu ra;
- Các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng cơ quan nhà nước cấp trên, các cấp chính quyền địa phương phải phục tùng cơ quan trung ương;
- Tăng cường quyền lực pháp lý tập trung thống nhất của trung ương, kết hợp chặt chẽ với việc phân cấp hợp lý để tăng cường và phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền cơ sở;
- Thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tập thể, mọi người phải phục tùng người chỉ huy trong các cơ quan nhà nước.
2.2.2.3. Kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội - Bản chất của lợi ích:
+ Lợi ích là sự vận động tự giác, chủ quan của con người nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó;
+ Lợi ích là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con người;
+ Lợi ích là phương tiện của quản lý nên được dùng để khuyến khích con người.
- Lợi ích bao gồm: Lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân.
- Để kết hợp được hài hoà giữa các lợi ích này đòi hỏi:
+ Thực hiện đường lối phát triển kinh tế đúng đắn dựa trên cơ sở vận dụng các qui luật khách quan phù hợp với đặc điểm của đất nước;
+ Xây dựng và thực hiện các qui hoạch và kế hoạch chuẩn xác và có tính thực tiễn cao;
+ Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh tế và vận dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế để quản lý có hiệu quả.
2.2.2.4. Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ
- Các đơn vị thuộc các ngành kinh tế - kỹ thuật đều nằm trên một địa bàn lãnh thổ nhất định. Các đơn vị này phải chịu sự quản lý của ngành, đồng thời phải chịu sự quản lý lãnh thổ của chính quyền địa phương theo chế độ qui định.
- Việc quản lý này đòi hỏi phải phối hợp gắn bó với nhau trên tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Đồng thời có trách nhiệm chung trong việc thực hiện kế hoạch của nhà nước.
2.2.2.5. Phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của các đơn vị kinh tế
* Sự cần thiết của việc phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất, kinh doanh
Quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất - kinh doanh là hai phạm trù, hai mặt khác nhau của quá trình quản lý, cần có sự phân biệt vì những lý do sau đây:
Trước thời kỳ đổi mới, trong cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, đã từng không có sự phân biệt giữa hai loại quản lý nói trên. Điều này thể hiện ở việc nhà nước can thiệp một cách toàn diện, triệt để và sâu rộng vào mọi hoạt động của sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp lại được giao cho thực hiện một số chức năng vượt quá khả năng và tầm kiểm soát. Đó là chế độ quản lý tập trung, quan liêu, can thiệp quá sâu vào nội bộ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn là việc giao cho bộ máy quản lý doanh nghiệp một số chức năng quản lý mà chỉ có nhà nước mới có thể đảm nhận được.
Việc phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh cho phép định rõ được trách nhiệm của cơ quan nhà nước và trách nhiệm của cơ quan sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Chỉ khi đó, mọi sai lầm trong quản lý dẫn đến tổn thất tài sản quốc gia, lợi ích của nhân dân sẽ được truy tìm nguyên nhân, thủ phạm, không ai có thể trốn tránh trách nhiệm.
Trong điều kiện nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu, việc không phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh là vi phạm tính tự do kinh doanh và sự chịu trách nhiệm của các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế thị trường và trong khuôn khổ pháp luật, làm thui chột tính năng động, sáng tạo của giới kinh doanh và hạn chế hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
* Nội dung cần phân biệt giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất, kinh doanh
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu của nhà nước là phát triển nền kinh tế quốc dân, ổn định chính trị xã hội, tăng thu nhập quốc dân;
+ Mục tiêu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao nhất, ổn định doanh nghiệp, tăng thị phần, tạo uy tín cho sản phẩm của mình.
+ Đối tượng quản lý của nhà nước về kinh tế là các quan hệ giữa cơ quan quyền lực chính trị với tập thể đại diện cho quyền sử dụng những tài sản thuộc sở hữu toàn dân được nhà nước giao phó;
+ Đối tượng quản lý của các đơn vị sản xuất kinh doanh là những tài sản do nhà nước giao phó hoặc những tài sản thuộc sở hữu của đơn vị.
- Quan hệ quản lý: Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh ở các đơn vị kinh tế là một hệ thống gồm 2 phân hệ: Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
+ Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại hai mặt, ưu điểm và khuyết tật. Với vai trò là chủ thể quản lý nên nhà nước phải can thiệp nhằm hạn chế những khuyết tật đó. Do đó, nhà nước là chủ thể quản lý và có tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và các đơn vị sản xuất kinh doanh.
+ Trong nền kinh tế thị trường các đơn vị kinh tế tự do sản xuất kinh doanh trên những lĩnh vực khác nhau do nhà nước qui định. Các đơn vị kinh tế tự chủ trong quản lý, sản xuất, phân phối, trao đổi và tự chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh.
- Về phạm vi quản lý: Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quản lý tất cả các doanh nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, thuộc tất cả các ngành, còn doanh nhân thì quản lý doanh nghiệp của mình. Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý vĩ mô còn quản lý sản xuất, kinh doanh là quản lý vi mô.
- Về phương pháp quản lý: Nhà nước áp dụng tổng hợp các phương pháp quản lý (phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục), trong đó phương pháp đặc trưng của quản lý nhà nước là cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước. Trong khi đó, doanh nghiệp chủ yếu áp dụng phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục.
- Về công cụ quản lý: Công cụ chủ yếu trong quản lý nhà nước về kinh tế là: đường lối phát triển kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế, pháp luật kinh tế, chính sách kinh tế, lực lượng vật chất và tài chính của nhà nước. Các doanh nghiệp có công cụ quản lý chủ yếu là: chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính, dự án đầu tư để phát triển kinh doanh, các hợp đồng kinh tế, các quy trình công nghệ, quy phạm pháp luật, các phương pháp và phương tiện hạch toán.
+ Hệ thống bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy nhà nước quản lý về kinh tế nói riêng đều được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo nguyên tắc này bộ máy nhà nước quản lý về kinh tế là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, nắm giữ tài sản của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được phân thành nhiều cấp từ cấp cao nhất là Chính phủ, các Bộ đến cơ quan quản lý nhà nước địa phương. Mối quan hệ giữa các cấp là quan hệ cấp trên với cấp dưới;
+ Hệ thống kinh doanh trong doanh nghiệp thông thường tổ chức theo loại hình doanh nghiệp đăng kí kinh doanh với nhà nước (Công ty tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần...).
2.2.2.6. Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của cùng một vấn đề. Đó là giải pháp để cùng với một cơ sở vật chất kỹ thuật, một nguồn tài nguyên, một lực lượng lao động xã hội hiện có và sẽ có trong một giai đoạn phát triển kinh tế nào đó, có thể sản xuất ra được một khối lượng của cải vật chất và tinh thần nhiều nhất, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa của xã hội.
- Tiết kiệm và hiệu quả thường được thể hiện dưới các khía cạnh sau đây: + Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn và phù hợp với qui luật khách quan;
+ Giảm thiểu các chi phí vật tư, thiết bị trong sản xuất;
+ Tiết kiệm lao động sống thông qua cải tiến bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt;
+ Đảm bảo đầu tư có trọng điểm, tránh phân tán, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong đầu tư xây dựng cơ bản;
2.2.2.7. Mở rộng kinh tế đối ngoại với mục tiêu đôi bên cùng có lợi, không xâm phạm độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của nhau
* Thời cơ và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Thời cơ:
+ Có thể tiếp cận được những thị trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cung ứng được nguồn nguyên, nhiên liệu, thiết bị với giá cạnh tranh;
+ Cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh;
+ Cơ hội cho việc phát triển quan hệ đối tác với nước ngoài;
+ Khả năng tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng cả ở trong lẫn ngoài nước để tăng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh;
+ Thông qua cạnh tranh, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm, tri thức, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực;
Nhìn chung các doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích quan trọng từ quá trình tự do hóa và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng hơn.
- Thách thức:
Tiềm lực kinh tế của Việt Nam còn yếu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng có kỹ năng không cao, điều này khiến cho hệ thống phân công lao động quốc tế gặp nhiều bất cập. Khó khăn này thể hiện ở chỗ năng lực tiếp cận khoa học công nghệ yếu, khó phát huy lợi thế của nước đi sau trong việc tiếp cận các nguồn lực sẵn có từ bên ngoài để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ Việt Nam có thể trở thành “bãi rác” của các công nghệ lạc hậu. Với quy mô vốn nhỏ như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì khả năng nhập các công nghệ lạc hậu càng lớn.
Sự cạnh tranh, đặc biệt là cả các sản phẩm công nghiệp còn quá thấp do đó Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới trong điều kiện nhiều nước đang phát triển cùng cho chiến lược tăng cường hướng về xuất khẩu nên Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa; việc mở rộng thị trường nội địa theo AFTA, WTO có thể biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài. Hàng hóa nước ngoài chất lượng cao lại được cắt
giảm thuế, điều này khiến cho hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước bị cạnh tranh gay gắt.
Do tri thức và trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp, cộng với hệ thống tài chính và ngân hàng còn yếu kém nên dễ bị tổn thương và bị thao túng nếu tự do hóa thị trường vốn sớm.
Hệ thống thông tin viễn thông toàn cầu hóa đang phát triển nhanh có thể gây