Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
5.2. Cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế
5.2.4. Nghĩa vụ của cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế
Luật Cán bộ công chức quy định, cán bộ công chức cần thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Trung thành với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước, thi hành nhiệm vụ công vụ theo đúng quy định của pháp luật;
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính chí công vô tư, không được quan liêu, hách dịch cửa quyền, tham nhũng;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan tổ chức, giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;
- Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan tổ chức có thẩm quyền;
- Không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ, không được gây bè phái mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc;
- Không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
Câu 1. Trình bày khái niệm và nguyên tắc cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế?
Câu 2. Trình bày cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế cấp Trung ương? Câu 3. Trình bày cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế cấp địa phương? Câu 4. Trình bày khái niệm và các đặc trưng của cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế?
Câu 5. Cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế có vai trò gì trong hoạt động quản lý nhà nước và đời sống xã hội?
Câu 6. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế phải đảm bảo những yêu cầu gì?
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNDP (2010). Việt Nam hướng tới 2020. NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2018). Báo cáo Tổng kết 10 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2015). Báo cáo Tổng kết thực hiện chương trình đối tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam - giai đoạn 2. NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Trần Đình Bút, Trần Nam Hương (2008). Nhà nước và cơ chế thị trường. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trần Văn Cấp (2010). “Về mục tiêu và đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta”. Lý luận chính trị.
6. Trần Xuân Cầu (2018). Phân tích lao động xã hội. NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 7. Hoàng Văn Cường (2017). Sử dụng các chỉ số HDI và HPI trong đánh giá trình
độ phát triển các vùng nông thôn. Tạp chí kinh tế và phát triển tháng 2/2002. NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Dung (2004). Mối quan hệ giữa quyền lực và pháp luật trong xã hội. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Hoàng Văn Hảo (2009). “Tìm hiểu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường”. Luật học 3.
10. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (Đồng chủ biên - 2008). Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.