Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
4.2. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế
4.2.3. Các loại hình quyết định quản lý nhà nước
- Căn cứ vào tính chất của vấn đề cần giải quyết:
+ Quyết định chuẩn tắc: Là quyết định xuất hiện nhiều lần và mang tính thông lệ, giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lai. Đây thường là quyết định của các cơ quan hành chính và thường có các chính sách, quy chế, quy tắc thủ tục làm chuẩn mực để noi theo. Nhiệm vụ của nhà quản lý là xác định được vấn đề và vận dụng đúng các chuẩn mực để đề ra quyết định cho từng tình huống cụ thể;
+ Quyết định không chuẩn tắc: Là quyết định giải quyết những vấn đề phức tạp, không lặp lại, xuất hiện ngẫu nhiên hoặc xuất hiện lần đầu.
- Căn cứ vào số lượng mục tiêu:
+ Quyết định đơn mục tiêu: Là những quyết định chỉ giải quyết một vấn đề hay một mục tiêu cụ thể như: quyết định xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị...;
+ Quyết định đa mục tiêu: Là những quyết định nhằm giải quyết nhiều vấn đề như: chiến lược phát triển của các ngành trong một thời kỳ, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội…
- Căn cứ vào mức độ tổng quát (hay chi tiết):
+ Quyết định chiến lược: Là quyết định mang tính toàn diện, lâu dài và ổn định. Quyết định chiến lược xác định những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu cho các đối tượng quyết định;
+ Quyết định chiến thuật: Là quyết định mang tính một chiều, cục bộ và giai đoạn. quyết định chiến thuật xác định những giải pháp và công cụ để thực hiện mục
tiêu chiến lược trong những lĩnh vực hoạt động nhất định, trong những thời gian tương đối ngắn;
+ Quyết định tác nghiệp: Là những quyết định nhằm xử lý những tình huống cụ thể trong công việc hàng ngày của nhà nước.
- Căn cứ vào thời gian:
+ Quyết định dài hạn: Các quyết định quản lý nhà nước có hiệu lực từ 7 năm trở lên;
+ Quyết định trung hạn: Từ 3 - 7 năm; + Quyết định ngắn hạn: Dưới 3 năm.
- Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh:
+ Quyết định toàn cục tác động lên phần lớn mọi chủ thể kinh tế - xã hội; + Quyết định bộ phận chỉ tác động lên một số chủ thể kinh tế - xã hội nhất định như một (hay một số) ngành, một (hay một số) cá nhân.
- Căn cứ vào tính chất của quyết định:
+ Quyết định chuẩn mực đưa ra những căn cứ có tính nguyên tắc cho việc xử lý những tình huống cụ thể hàng ngày ví dụ như các quy phạm pháp luật;
+ Quyết định riêng biệt là quyết dùng để xử lý một tình huống cụ thể với đối tượng cụ thể.