Quá trình ra quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 79 - 84)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

4.2. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

4.2.6. Quá trình ra quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Bước 1: Phân tích vấn đề

* Phát hiện vấn đề

Vấn đề là tình huống xảy ra khi trạng thái của sự việc khác đi so với trạng thái mong muốn; cơ hội là tình huống xảy ra khi hoàn cảnh tạo cho hệ thống khả năng đi xa hơn so với mục tiêu ban đầu.

* Dấu hiệu nhận biết vấn đề

- Có sự sai lệch so với kinh nghiệm quá khứ.

- Có sự sai lệch so với kế hoạch, không thực hiện đúng các mục tiêu.

- Có sự thay đổi trong thái độ và hành động của các chủ thể kinh tế - xã hội. * Chẩn đoán nguyên nhân của vấn đề

- Vấn đề liên quan đến những ai? Phản ứng của họ? - Vấn đề xuất hiện từ bao giờ?

- Vấn đề xuất hiện và gây ảnh hưởng ở đâu? Như thế nào? - Hậu quả của vấn đề?

- Vấn đề có nghiêm trọng đến mức cần ra quyết định không? - Nguyên nhân của vấn đề?

* Quyết định ra quyết định

- Vấn đề có tự nó giải quyết được không? - Giải quyết vấn đề có khó không?

- Cần giải quyết vấn đề hay nắm lấy cơ hội nhanh đến mức nào? - Có trách nhiệm phải giải quyết vấn đề không?

* Xác định mục tiêu của quyết định

- Thành quả mục tiêu có thể xác định định lượng hoặc định tính. - Thời gian đạt được mục tiêu có thể quy định.

- Các điều kiện ràng buộc đối với quyết định có thể xác định.

* Xác định tiêu chuẩn đánh giá: chuyển mục tiêu thành chỉ tiêu hay tiêu chí và các điều kiện ràng buộc

- Hệ thống chỉ tiêu cần thể hiện được khả năng thực hiện mục tiêu và mức độ quan trọng của từng mục tiêu.

- Hệ thống chỉ tiêu cần phản ánh được mức độ tác động của những ảnh hưởng quan trọng đến quyết định.

- Số lượng các chỉ tiêu không nên quá nhiều. - Lượng hóa được các chỉ tiêu đánh giá.

Bước 2: Xác định các phương án quyết định

- Phương án tích cực là những phương án đảm bảo thực hiện theo như dự đoán trong điều kiện biến động của môi trường và các đối tượng quản lý.

- Phương án tình thế là những phương án chứa đựng những biện pháp dự phòng, áp dụng cho những tình huống diễn ra ngoài mong đợi.

- Phương án lâm thời là những phương án chứa đựng những biện pháp đối phó với những vấn đề xảy ra nhưng chưa giải quyết dứt điểm.

Bước 3: Xác định phương án tốt nhất

- Dự báo ảnh hưởng của các phương án quyết định. - Đánh giá các ảnh hưởng.

- So sánh các phương án thông qua hệ thống chỉ tiêu để lựa chọn phương án tốt nhất.

Bước 4: Tổ chức thực thi quyết định

(1) Xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định

- Người hoặc cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với công tác chỉ đạo thực hiện quyết định.

- Người hoặc cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp đối với công tác tổ chức thực hiện quyết định.

- Những đối tượng có trách nhiệm thực hiện quyết định. - Các nguồn lực vật chất và thông tin cần huy động. - Thời gian thực hiện quyết định.

- Truyền đạt quyết định đến những người thực hiện. (2) Thực hiện quyết định

- Phân công nhiệm vụ cụ thể. - Tổ chức cuộc họp giao ban. - Trao đổi ý kiến.

- Chia nhóm công tác. …

(3) Kiểm tra việc thực hiện quyết định

Đảm bảo hệ thống thông tin phản hồi và tiến hành điều chỉnh quyết định nếu thực sự cần thiết.

(4) Tổng kết rút kinh nghiệm

- Xác định những thành công và cơ hội do thành công đem lại.

- Chỉ ra những sai lầm, thiếu sót, những mục tiêu còn chưa đạt được và phân tích nguyên nhân.

- Đánh giá hiệu quả của quyết định. - Phát hiện những vấn đề và cơ hội mới.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1. Trình bày khái niệm và vai trò của thông tin trong quản lý nhà nước về kinh tế? 2. Trình bày các yêu cầu của thông tin trong quản lý nhà nước về kinh tế, cho ví dụ minh họa?

3. Có các loại thông tin nào trong quản lý nhà nước về kinh tế? Trình bày và cho ví dụ minh họa?

4. Trình bày khái niệm, đặc trưng quyết định quản lý nhà nước về kinh tế? 5. Trình bày các loại hình quyết định quản lý nhà nước về kinh tế?

6. Phân tích các yêu cầu của quyết định quản lý nhà nước về kinh tế, cho ví dụ minh họa cụ thể?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4

1. Báo cáo đề tài (2009). Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đề tài KHXH 02-07.

2. Vũ Đình Bách (Chủ nhiệm - 2014). Động lực huy động các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. MS B98-38-02-TĐ. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNDP (2010). Việt Nam hướng tới 2020. NXB chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2018). Báo cáo Tổng kết 10 năm đầu tư ngước ngoài tại Việt Nam. NXB Tài chính.

5. Bộ Xây dựng (2015). Báo cáo Tổng kết thực hiện chương trình đối tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam - giai đoạn 2. NXB Tài chính.

6. Trần Đình Bút, Trần Nam Hương (2008). Nhà nước và cơ chế thị trường. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Trần Văn Cấp (2010). “Về mục tiêu và đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta”. Lý luận chính trị.

8. Trần Xuân Cầu (2018). Phân tích lao động xã hội. NXB Lao động xã hội.

9. Hoàng Văn Cường (2017). Sử dụng các chỉ số HDI và HPI trong đánh giá trình độ phát triển các vùng nông thôn. Tạp chí kinh tế và phát triển tháng 2/2017. NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

10. Nguyễn Đăng Dung (2004). Mối quan hệ giữa quyền lực và pháp luật trong xã hội. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Hoàng Văn Hảo (2009). “Tìm hiểu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường”. Luật học 3.

12. Lê Hồng Hạnh (2015). “Kinh tế thị trường và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh tế”. Nhà nước và pháp luật 4.

13. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2017). Nguyên lý quản lý kinh tế.

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (Đồng chủ biên - 2008). Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Chương 5

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 79 - 84)