Khái niệm và đặc trưng của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 101 - 103)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

5.2. Cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế

5.2.1. Khái niệm và đặc trưng của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh

* Khái niệm

Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương ngân sách nhà nước.

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội, công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, công chức là những người làm việc chuyên môn, có tính chất lâu dài và ổn định trong bộ máy nhà nước. Họ có tư cách pháp lý trong khi thi hành công vụ.

“Ngạch” chỉ chức danh công chức. Mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có tiêu chuẩn riêng.

“Bậc” là chỉ số tiền lương trong ngạch.

“Nâng ngạch” là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao.

“Chuyển ngạch” là chuyển từ ngạch công chức theo ngành chuyên môn này sang ngạch chuyên môn khác có trình độ tương đương.

“Tuyển dụng” là việc tuyển người vào cơ quan Nhà nước sau khi đã đạt kết quả thi tuyển.

“Bổ nhiệm” là quyết định xếp ngạch công chức chính thức cho người đạt yêu cầu tập sự, người đạt kỳ thi nâng ngạch và công chức lãnh đạo.

Như vậy, có thể hiểu cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế là công chức nhà nước, làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, được bố trí trong hệ thống các cơ quan quản lý kinh tế của Chính phủ và chính quyền các cấp.

* Đặc trưng của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế

Cán bộ công chức nhà nước được ủy thác hoặc lấy danh nghĩa nhà nước hoạt động.

Được bố trí làm việc thường xuyên trong các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước, được trả lương hàng tháng.

Cán bộ, công chức giữ một chức vụ nào đó trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, được xếp mã ngạch bậc nhất định.

Được hưởng lương hoặc trợ cấp về lương từ ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 101 - 103)