GIAN LẬN VÀ SAI SÓT

Một phần của tài liệu document (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

3.GIAN LẬN VÀ SAI SÓT

3.1. Khái niệm gian lận và sai sót, mối quan hệ giữa gian lận và sai sót

Trong kiểm toán, gian lận và sai sót là khái niệm chỉ những hành vi sai phạm khác

nhau về số liệu, thông tin trên báo cáo tài chính.

Gian lận là hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện

làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

Gian lận có những biểu hiện tổng quát sau:

- Biển thủ tài sản;

- Che giấu hoặc cố ý bỏ sót các tài liệu, thông tin, nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo

cáo tài chính;

- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật;

- Cố ý làm sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách

tài chính;

- Cố ý tính sai về số học.

Sai sót là những lỗi không cố ý làm sai lệch báo cáo tài chính thường được hiểu là nhầm lẫn, bỏ sót hoặc do yếu kém về năng lực. Các sai sót thường gặp như:

- Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai;

- Áp dụng sai nguyên tắc, chế độ kế toán;

- Bỏ sót hoặc hiểu sai về nghiệp vụ kinh tế.

Về hình thức gian lận và sai sót đều là sai phạm dẫn đến làm lệch lạc thông tin, phản

ánh sai thực tế. Mặt khác, dù ai thực hiện hành vi gian lận và sai sót thì trách nhiệm luôn liên đới tới các nhà quản lý tài chính, kế toán nói riêng và nhà quản lý nói chung. Tuy nhiên, về mặt bản chất gian lận và sai sót có nhiều điểm khác nhau.

Về mặt ý thức: sai sót là hành vi không có chủ ý, vô tình bỏ sót hoặc do năng lực hạn

chế, do sao nhãng, thiếu thận trọng trong công việc,… gây ra sai phạm. Trong khi đó gian

lận là hanh vi có tính toán, có chủ ý gây ra sự lệch lạc thông tin nhằm mục đích vụ lợi.

Vể mặt hành vi: Gian lận là hành vi trải qua ba giai đoạn đó là hình thành ý đồ gian

lận, thực hiện gian lận, che giấu hành vi gian lận. Vì vậy, hành vi gian lận luôn được tính

toán kỹ lưỡng, che giấu tinh vi nên rất khó phát hiện nhất là những gian lận gắn với người

quản lý cấp cao. Còn sai sót là hành vi không có chủ ý nên rất dễ phát hiện ra.

Về tính trọng yếu: Gian lận luôn được xem là hành vi nghiêm trọng, còn sai sót thì tùy thuộc vào quy mô và tính chất của sai phạm.

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gian lận và sai sót

- Các nhân tố chính về tính chính trực, năng lực và trình độ quản lý của các nhà quản

lý và cán bộ nghiệp vụ trong đơn vị:

+ Công tác quản lý bị một người hoặc một nhóm nhỏ độc quyền nắm giữ không có sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giám sát có hiệu lực của ủy ban hay hội đồng.

+ Cơ cấu tổ chức phức tạp, rắc rối không cần thiết.

+ Cán bộ tài chính kế toán có thu nhập cao

+ Có sự bất lực trong việc sửa chữa các điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khi các điểm yếu này có thể khắc phục được.

+ Nhân sự kế toán bị thiếu nhiều trong một thời gian.

- Các sức ép bất thường trong doanh nghiệp

+ Vốn lưu động không hợp lý vì lợi nhuận giảm hoặc mở rộng quy mô quá nhanh. + Môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong ngành nghề hoặc sản phẩm đương thời

+ Sức ép đối với cán bộ kế toán trong việc phải hoàn thành báo cáo trong một thời

gian quá ngắn,…

- Các nghiệp vụ bất thường: Các khoản thu, chi quá lớn vào cuối niên độ kế toán làm

ảnh hưởng đến chi phí, thu nhập, các khoản chênh lệch lớn khi kiểm tra đối chiếu số liệu

với sự xác nhận của bên thứ ba,…

- Các nhân tố liên quan đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán: + Ghi chép không đầy đủ

+ Các chứng từ hoặc nghiệp vụ không phù hợp

+ Có sự chênh lệch giữa ghi chép của kế toán và xác nhận của người thứ ba

+ Các nhà quản lý lảng tránh trả lời hoặc trả lời không hợp lý các yêu cầu của kiểm

toán.

3.3. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót

Theo nguyên tắc chỉ đạo của Kiểm toán quốc tế, trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các gian lận và sai sót là ở ban giám đốc doanh nghiệp thông qua việc thực hiện

và hoạt động không ngừng của hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp.

Còn đối với kiểm toán viên, theo chuẩn mực kiểm toán số 53(SAS53) yêu cầu kiểm

toán viên cần phải hiểu và nắm bắt được thế nào là gian lận và sai sót, đánh giá được khả năng gian lận và sai sót, đồng thời phải thiết lập được kế hoạch các phương pháp kiểm

toán phù hợp, lập kế hoạch và giám sát thực hiện công việc kiểm toán một cách thận trọng

nhằm đảm bảo tính hợp lý trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu. Sau đó, báo cáo

các phát giác của mình cho ban quản lý, cho người sử dụng, và cho cơ quan có thẩm

quyền liên quan (có những ràng buộc nhất định).

Vì vậy, đối với hành vi gian lận và sai sót phát hiện được trong đơn vị được kiểm

toán, kiểm toán viên phải:

* Kiểm toán viên không có trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn chặn và xử lý các

gian lận, sai sót trong doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên chỉ có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trách nhiệm giúp đơn vị được kiểm toán phát hiện ra gian lận, sai sót để kịp thời ngăn

ngừa và xử lý.

* Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để chứng minh có hoặc

không có gian lận, sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thấy có nghi

ngờ có gian lận và sai sót trong doanh nghiệp . Kiểm toán viên phải chỉ ra ảnh hưởng của

gian lận, sai sót đến báo cáo tài chính.

- Thông báo cho giám đốc hoặc người đứng đầu: những phát hiện của mình trong thời

hạn nhanh nhất trước ngày phát hành báo cáo tài chính hoặc trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán, khi:

+ Nghi ngờ có gian lận, sai sót mặc dù chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của

gian lận sai sót này đến báo cáo tài chính.

+ Có gian lận, sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính - Thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán:

+ Nếu kiểm toán viên kết luận có gian lận, sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, nhưng gian lận và sai sót này không được doanh nghiệp sữa chữa hoặc không được phản ánh đầy đủ trong báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến

chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận. Trường hợp các gian lận và sai sót đã

được phản ánh trong báo cáo tài chính kiểm toán viên phải chỉ rõ ra trong báo cáo kiểm

toán.

+ Nếu doanh nghiệp không cho phép kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng

kiểm toán thích hợp để đánh giá gian lận và sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo

tài chính thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối

phạm vi kiểm toán bị giới hạn.

- Thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan: Kiểm toán viên có trách nhiệm bảo

mật thông tin, số liệu của khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp có gian lận và sai sót mà

theo quy định của pháp luật, kiểm toán viên phải thông báo hành vi gian lận hoặc sai sót đó cho cơ quan chức năng có liên quan.

- Kiểm toán viên được phép chấm dứt hợp đồng kiểm toán khi xét thấy doanh nghiệp

không có biện pháp cần thiết để xử lý đối với gian lận mà kiểm toán cho là cần thiết hoàn hoàn cảnh cụ thể, kể cả gian lận không ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính.

- Trường hợp, rút khỏi hợp đồng kiểm toán, nếu kiểm toán viên khác được thay thế

yêu cầu cung cấp thông tin về khách hàng thì kiểm toán viên phải thông báo rõ lý do dẫn

thới chấm dứt hợp đồng và thông báo với kiểm toán viên thay thế về thông tin của khách

hàng phù hợp với pháp luật, phù hợp với yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp có liên quan và phạm vi cho phép của khách hàng. Nếu khách hàng không cho phép thảo luận về công

việc của họ thì kiểm toán viên cũng thông báo việc này cho kiểm toán viên thay thế.

- Khi nghi ngờ có gian lận hoặc phát hiện ra gian lận và sai sót trọng yếu đã xảy ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiểm toán viên phải xem xét các tình huống để đánh giá khả năng gian lận và sai sót liên

quan đến cấp quản lý nào từ đó đưa ra quyết định cần thông báo cho cấp nào. Trong hầu

hết các trường hợp xảy ra gian lận, sai sót kiểm toán viên thông báo cho cấp quản lý cao hơn những người có dính líu đến vi phạm. Khi nghi ngờ gian lận có liên quan đến người

lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp thì kiểm toán viên phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật để xác định các thủ tục cần tiến hành. Hoặc có thể:

+ Khước từ hợp đồng kiểm toán của đơn vị này

+ Trường hợp đã ký hợp đồng thì lập báo cáo kiểm toán “từ bỏ” nếu không thu thập được bằng chứng cần thiết.

+ Kiểm toán viên phát hiện các hành vi gian lận nghiêm trọng, vi phạm pháp luật thì có quyền kiến nghị doanh nghiệp sữa chữa và có quyền diễn đạt các sai phạm vào báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu document (Trang 34 - 38)