CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂMTOÁN
1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂMTOÁN
1.1. PHƯƠNG PHÁP KIỂMTOÁN CƠ BẢN
Phương pháp kiểm toán cơ bản là các phương pháp kiểm toán được thiết kế và sử
dụng nhằm mục đích thu thập các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế
toán xử lý và cung cấp.
Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến hành các thử nghiệm, các đánh giá đều được dựa vào số liệu, các thông tin trong báo cáo tài chính về hệ thống của đơn vị. Vì vậy, phương pháp kiểm toán cơ bản còn được gọi là các bước kiểm nghiệm theo số liệu.
Các bước kiểm nghiệm theo số liệu gồm:
Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng các tỷ lệ, các mối quan hệ tài chính để xác định tính chất hay những sai lệch không bình thường trong bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp. Chẳng hạn, tỷ lệ lợi tức thay đổi từ 30% của năm trước sang 10% của năm nay thì đó là sự thay đổi lớn mà các kiểm toán viên phải lưu
tâm. Sự thay đổi có thể là khách quan, cũng có thể do sai sót số học trong tính toán, cũng
có thể là gian lận của các nhà quản lý và cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp,…
Kỹ thuật chủ yếu dùng để phân tích, đánh giá các thông số tài chính doanh nghiệp là:
a. Phân tích so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu (còn gọi là phân tích ngang)
phương pháp này đơn giản nhưng không thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Các ví dụ
về phân tích ngang gồm:
- So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau.
- So sánh số liệu thực tế với số liệu trong giấy phép đầu tư, hợp đồng, hợp tác kinh
doanh, kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính, dự toán chi phí,…
- So sánh số liệu giữa các đơn vị cùng ngành, cùng loại hình kinh doanh, cùng lãnh thổ và có quy mô tương đương. So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu bình quân trong ngành.
b. Phân tích tỷ suất (còn gọi là phân tích dọc) bằng cách so sánh, xác định tỷ lệ tương
quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau.
Một số tỷ suất thương dùng trong kiểm toán
* Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán
- Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời
Đây là tỷ suất khải năng thanh toán thông dụng nhất
Tỷ suất khả năng thanh
toán hiện thời =
Tổng tài sản lưu động
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này đo lường khả năng thanh toán, xem tổng tài sản lưu động gấp bao nhiêu lần số nợ ngắn hạn phải trả.
Tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một thời gian
nhất định, thường là một năm gồm: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, ứng và trả trước, hàng tồn kho.
Tổng số nợ ngắn hạn là toàn bộ các khoản nợ dưới một năm kể từ ngày lập báo cáo
tài chính gồm: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả người cung cấp, phải trả
ngân sách, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ và các khoản phải trả, phải nộp khác.
Khi tỷ suất này bằng 1, tài sản lưu động vừa đủ để thanh toán nợ ngắn hạn
Khi tỷ suất này bằng 2 được xem là hợp lý để đảm bảo vốn vừa đủ thanh toán nợ
- Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh
Tỷ suất này mô tả khả năng thanh toán tức thời với tiền và các khoản tương đương
tiền
Tỷ suất khả năng thanh
toán tức thời =
Vốn bằng tiền + đầu tư tài chính ngắn
hạn + các khoản phải thu
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này bằng 1 là thỏa đáng, lớn hơn 1 thể hiện doanh nghiệp có khả năng, nhỏ hơn 1 và càng nhỏ thì thể hiện doanh nghiệp khó khăn trong thanh toán nợ ngăn hạn.
- Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn
Tỷ suất khả năng
thanh toán dài hạn =
Tổng tài sản lưu động
Tổng số nợ phải trả
Tổng số nợ phải trả = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Tỷ suất này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán, càng nhỏ hơn 1 thì
nguy cơ phá sản càng lớn, bằng 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không có khả năng thanh
toán.
- Số vòng thu hồi nợ
Số vòng thu hồi nợ thể hiện số vòng thu hồi nợ trong một niên độ, có nghĩa là số dư
nợ khách hàng thu được vào quỹ mấy lần. Số vòng thu hồi nợ càng nhiều thời gian thu hồi
nợ càng ngắn
Số vòng thu hồi nợ =
Doanh thu ròng (thuần)
Số dư các khoản phải thu bình quân
Số dư các khoản
phải thu bình quân =
Số dư các khoản
phải thu đầu năm -
Số dư các khoản phải
thu cuối năm
Tổng số nợ phải trả
* Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời
- Tỷ suất này dùng để đo lường tiền lãi do một đồng tài sản mang lại
Tỷ suất khả năng
sinh lời của tài sản =
Lãi kinh doanh trước thuế + Chi phí tiền lãi Tổng giá trị tài sản bình quân
Do tổng tài sản được tài trợ cả nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nên chi phí tiền lãi phải được công vào lãi kinh doanh của doanh nghiệp để tính tỷ suất này.
- Tỷ suất hiệu quả kinh doanh
Tỷ suất này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần mang lại bao nhiêu tiền lãi cho doanh nghiệp
Tỷ suất hiệu quả
kinh doanh =
Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
Tổng doanh thu bán hàng thuần
Để đánh giá tỷ suất này, ngoài việc so sánh các năm hoặc tỷ suất dự kiến nhằm thấy
rõ xu hướng và chất lượng phát triển của doanh nghiệp, kiểm toán viên còn phải xem tính
chất của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Ngoài hai tỷ suất chủ yếu nói trên, đối với các công ty cổ phần, kiểm toán viên còn có thể sử dụng thêm các tỷ suất vốn cổ phần thường, tỷ suất cổ tức để phân tích, đánh giá
thêm.
* Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính
Thông qua nhóm tỷ suất này ngoài việc phân tích sự bất thường, kiểm toán viên còn có thể nhìn nhận những khó khăn tài chính mà doanh nghiệp phải đương đầu và có thể
dẫn các nhà quản lý đến sai phạm, đồng thời có thể xem xét thêm khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính gồm:
- Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất này dùng để đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp, đánh giá trình độ
trang bị máy móc , thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật,...
Tỷ suất đầu tư
Tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tổng số tài sản
Tỷ suất này luôn nhỏ hơn 1 và mức độ cao thấp tùy theo doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực, ngành nghề nào. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ vị trí quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp.
- Tỷ suất nợ
Tỷ suất nợ được tính bằng cách so sánh tổng số nợ phải trả so với tổng số nguồn vốn
của doanh nghiệp.
Tỷ suất nợ =
Tổng số nợ phải trả
Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng số nguồn vốn - tổng nợ phải trả = 1 - Tỷ suất nợ Tổng nguồn vốn Tổng số nguồn vốn
Tỷ suất tài trợ phản ánh khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của
doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân hàng, chủ đầu tư và các đối tượng khác), hoặc
những khó khăn tài chính mà doanh nghiệp phải đương đầu. Tỷ suất tài trợ càng lớn, càng chứng tỏ đơn vị có nhiều vốn tự có và hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu.
- Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị TSCĐ
và các khoản đầu tư dài hạn.
Tỷ suất tự tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu TSCĐ và đầu tư dài hạn
Tỷ suất này cho biết, nguồn vốn chủ sở hữu đã dung vào TSCĐ và các khoản đầu tư
dài hạn là bao nhiêu. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt thì nguồn vốn chủ sở
hữu phải đầu tư đủ vào TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn để hoạt động. Tuy nhiên cũng
cần phải thấy rõ mặt trái ở đây là TSCĐ chu chuyển chậm, nếu đầu tư quá nhiều vốn chủ
sở hữu vào mua sắm TSCĐ thì sẽ bất lợi vì lợi nhuận trong kinh doanh thu được chủ yếu
do chu chuyển các tài sản lưu động.
- Tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay phản ánh lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh
doanh do sử dụng vốn để đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay Tỷ suất khả năng
thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh Chi phí lãi vay
Có thể so sánh tỷ suất này giữa các kỳ hoặc với tỷ suất trung bình về khả năng thanh
toán lãi vay của ngành.
Trên đây là một số tỷ suất thường dùng để phân tích. Kiểm toán viên căn cứ vào mối
quan hệ hợp lý giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để phát hiện những sai sót hoặc vi
phạm và những vấn đề bất thường. Chẳng hạn có thể so sánh mối quan hệ giữa chi phí
tiền lương và số lượng lao động, so sánh số lượng tồn kho của một số loại vật tư với khả năng chứa đựng của hệ thống kho hàng,…
Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát có thể có hiệu lực trong việc nhận dạng
những sai sót của báo cáo tài chính.
1.1.2. Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, số dư các tài khoản
Phương pháp kiểm toán ra đời sớm nhất là kiểm tra, ghi chép từng loại hoạt động sản
xuất kinh doanh. Phương pháp này thích hợp để kiểm tra các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ, các loại nghiệp vụ có tính chất không phức tạp hoặc những bộ phận, những khoản
mục “nhạy cảm” trong kinh doanh như tiền mặt, chứng khoán, vật tư, hàng hoa quý hiếm,…Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra chi tiết từng loại nghiệp vụ, hoạt động và số dư
trở nên không thực tế khi quy mô hoạt động và khối lượng giao dịch ngày càng tăng lên.
Bởi vậy, kiểm toán hiện đại chủ yếu dựa trên cơ sở kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ cùng loại.
Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán không những được sử dụng để thử nghiệm chi tiết các
nghiệp vụ và số dư tài khoản mà còn được dùng để thử nghiệm chi tiết các loại kiểm soát
của doanh nghiệp